Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Man City tuột dốc và bài học của kỷ nguyên Blackburn 1995

Thứ Năm 30/10/2014 16:21(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Manchester City đang thể hiện một phong độ trồi sụt trong mùa giải năm nay và điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nếu như nhìn vào trong nội tại của Man City, có thể sự sa sút của họ có những điểm giống với thế hệ Blackburn 1995 đã từng thống trị Premier League.

Manchester City đã khởi đầu mùa giải năm nay không đến nỗi tệ khi có 2 chiến thắng liên tiếp trước Newcastle và Liverpool, nhưng ngay sau đó lại bất ngờ để thua Stoke trên sân nhà và bị Arsenal cầm hoà dù đã dẫn trước. Gần đây sau chiến thắng 4-1 cực kỳ thuyết phục trước Tottenham, họ bất ngờ để thua West Ham 1-2 và hôm qua The Citizens tiếp tục thất bại 0-2 trước Newcastle, đúng bằng tỷ số họ hạ gục Chích choè trong trận đấu đầu tiên của mùa giải mới. Các nhà ĐKVĐ đang tạo cho người xem một cảm giác không hề yên tâm về phong độ của họ trong mùa giải năm nay. Sau trận thua hôm qua chính HLV Manuel Pellegrini đã thừa nhận đội bóng đang rơi vào khủng hoảng trong bối cảnh họ sắp tiếp đón đại kình địch Man United trong trận derby thành Manchester.

Có rất nhiều giả thuyết về sự đi xuống của Man City, nhưng có một giả thuyết đáng chú ý, đó là nửa xanh thành Manchester đang đi vào vết xe đổ của Blackburn Rovers, những người đã lên ngôi vô địch 19 năm trước. Vào những năm đầu thập niên 90, Blackburn còn là một đội bóng chật vật trong bùn lầy và chẳng ai thèm quan tâm tới họ. Mùa giải 1990-1991 họ kết thúc ở vị trí thứ 19 trên BXH của giải hạng Nhì. Sau đó một phép màu đã xảy ra khi những ông chủ mới của đội bóng đã bơm cả tỷ bảng vào để đầu tư cho Blackburn. Đội bóng thăng hạng ở mùa giải 1991/1992 nhờ chức vô địch FA Cup, sau đó đứng thứ 4 và thứ 2 trong 2 mùa giải đầu tiên tham dự Premier League. Đỉnh cao của kỷ nguyên Blackburn là chức vô địch năm 1995 của họ sau cuộc đua cực kỳ gay cấn với Man United.

alan shearer
 

Với đội hình gồm những ngôi sao như Graeme Le Saux, Colin Henry, Tim Sherwood và đặc biệt là bản hợp đồng bom tấn Alan Shearer (3,5 triệu bảng - kỷ lục chuyển nhượng của giải Ngoại hạng), Blackburn đã xây dựng nên một trong những ví dụ điển hình nhất của việc lấy tiền mua danh hiệu. Với tổng cộng 14,7 triệu bảng đã tung ra trên TTCN, “Hoa hồng’ đã có chức vô địch thứ 3 sau… 81 năm chờ đợi. Sau đó, rất nhiều các đội bóng đã lấy Blackburn làm tấm gương và làm bóng đá theo kiểu “nhà giàu”, điển hình là Chelsea và Manchester City.

Vậy tại sao Blackburn lại sa sút đến nỗi xuống hạng chỉ 4 năm sau khi trên đỉnh nước Anh và không thể lấy lại vinh quang từ lúc đó đến giờ? Đó là bởi họ đầu tư không từ gốc và không có bài bản. núi tiền của các chủ tịch mới có thể giúp Blackburn thành công trong ngắn hạn nhưng nếu không có chiến lược dài hơi, ví dụ như tập trung vào đào tạo trẻ. Hậu quả là hầu bao của các ông chủ chẳng thể mãi hào phóng vung ra mãi được và Blacburn gặp khó khi gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Manchester United và Arsenal. Họ dần bán đi những trụ cột của mình kéo theo việc thi đấu sa sút, và từ việc không thể gặt hái thành công lại dẫn tới sự yếu kém về tài chính. Vòng tròn luẩn quẩn ấy đã khiến Blackburn lụn bại và đến khi họ buộc phải bán đi chân sút số một Alan Shearer thì người ta biết kỷ nguyên của Blackburn đã chấm dứt.

Các ông chủ Ả rập của Man City đương nhiên không hết tiền nhanh như thế, nhưng họ đen hơn Blackburn ở chỗ vướng phải luật Công bằng tài chính của UEFA. Việc “dính đòn” trong đợt truy quét của UEFA khiến Man City buộc phải chi tiêu hạn hẹp đi nhiều trong mùa hè vừa qua, và kết quả là họ không có những sự bổ sung cần thiết cho mùa giải năm nay. Tới những mùa giải tiếp theo, Man City được gỡ lệnh cấm vận nhưng vẫn đặt trong vòng kiểm soát của cơ quan bóng đá cao nhất châu Âu, vì thế vấn đề chi tiêu như thế nào sẽ là một bài toán khó khăn với The Citizens.

Man City thất bại trận thứ 2 liên tiếp
 

Thêm một vấn đề nữa của Man City cũng mắc phải như Blackburn đó là việc chậm thay đổi. HLV Kenny Dalglish và sau đó là Tony Parker rồi Roy Hogson đã không dám thay đổi đội hình và giữ nguyên bộ khung chiến thắng năm 1995. Hậu quả là họ tụt hậu so với Man Untied vừa cho ra lò thế hệ trẻ cực kỳ tài năng với anh em nhà Neville, Ryan Giggs, Paul Scholes, David Beckham còn Arsenal có Tony Adams hay Marc Overmars.

Giờ đây HLV Pellegrini cũng đang giữ nguyên bộ khung đã giành chiến thắng lịch sử ở mùa giải 2011/2012, vẫn là Aguero, David Silva, Yaya Toure, Vincent Kompany và Joe Hart. Không có một sự bổ sung nào đủ sức thay thế những cầu thủ ấy, hệ quả là khi Toure xuống sức và lối đá của Man City cũng dần bị bắt bài, họ trở nên bế tắc trước những đối thủ tưởng chừng như không quá ghê gớm. Trong khi đó, lực lượng cầu thủ trẻ của Man City lại không được tin tưởng để trao cơ hội. Không được mua bán và cũng không chịu dùng cầu thủ trẻ, dĩ nhiên Man City mắc kẹt với đội hình hiện tại của mình. Hãy nhìn sang Manchester United, họ là đội bóng có số lượng cầu thủ “cây nhà lá vườn” thi đấu ở các giải VĐQG nhiều thứ 2 sau Barcelona, và hiện tại Quỷ đỏ cũng sử dụng triệt để lực lượng trẻ với 12 cầu thủ được trao cơ hội trong mùa giải năm nay. Rõ ràng về khoản tích cực thay đổi, Man City còn phải học hỏi người hàng xóm nhiều.

Giờ đây Blackburn đang vật lộn ở giải hạng Nhất Anh và không biết bao giờ mới tìm lại hào quang quá khứ thì Manchester City có vẻ như cũng đang đi theo vết xe đổ của “Hoa hồng”. Tất nhiên kết quả của Man City khó có thể bi thảm như Blackburn, nhưng nếu không nhanh chóng thay đổi, họ có thể dần nói tạm biệt với ngôi vương của mình đi là vừa.

Thế Hưng

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X