Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Liverpool, mất rồi mới thấy quý!

Thứ Ba 04/09/2012 13:39(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Những ai quan tâm đến Liverpool, gồm cả HLV trưởng Brendan Rodgers, đều cảm thấy tiếc khi đội này không còn tiền đạo Andy Carroll. Hóa ra, giá trị của Carroll chỉ bộc lộ khi anh vắng mặt, chứ không phải khi anh có mặt. Và vì chỉ cảm nhận được giá trị của Carroll khi anh vắng mặt, nên mỗi người cảm nhận giá trị ấy theo một cách khác nhau, mơ hồ và trừu tượng.

Rõ ràng, nếu như Rodgers thấy rõ giá trị của Carroll khi anh thi đấu trên sân, ông đã không để anh ra đi. Rodgers “tiết lộ” sau trận thua Arsenal: “Nếu biết trước là không mua được tiền đạo nào để thay Carroll, ông đã không để anh ra đi”. Nói quá vô lý. Theo logic thông thường, người ta phải hiểu ngược lại: Carroll chỉ được ra đi sau khi Rodgers đã tự tin về một giải pháp thay thế nào đó. Cũng không thể nói Rodgers bị hẫng vì không mua được một chân sút mới như dự định, bởi ông phải biết rõ Liverpool có bao nhiêu tiền trong quỹ chuyển nhượng; tiền đạo mà ông muốn mua (nếu quả có một tiền đạo như thế) có giá bao nhiêu; đội bóng của anh ta có chịu bán hay không; nếu chịu bán thì khâu đàm phán đã tiến đến giai đoạn nào… Chẳng qua, Rodgers chỉ cố che đậy một điều cơ bản: Chính ông đã không hiểu hết giá trị của tiền đạo Carroll trong tay mình.

andy carroll
 

Một ngày trước trận Liverpool - Arsenal, đội bóng mới của Carroll là West Ham, vừa thăng hạng, thắng giòn giã 3-0 trước Fulham. HLV Sam Allardyce đưa ngay Carroll vào đội hình chính, chỉ 24 giờ sau khi hợp đồng mượn tạm Carroll từ Liverpool được xác nhận. Và theo HLV Allardyce, Carroll hoàn toàn đáp ứng được những gì ông kỳ vọng. Phải dùng từ “theo Allardyce” là bởi, kể cả khi Carroll và đồng đội thắng đậm 3-0, người ta cũng chưa chắc đã công nhận giá trị của Carroll, ngay trong trận ấy. Nói vậy để thấy, nếu như HLV Rodgers xem thường Carroll khi anh còn ở Liverpool thì đấy cũng chỉ là chuyện bình thường.

Ai cũng biết: Carroll cao to, giỏi tranh bóng bổng, và có một sức đe dọa rất dễ cảm nhận trước khung thành đối phương. Nhưng trong 15 đường chuyền bổng về phía mình, Carroll chỉ chạm bóng 9 lần - trên trung bình nhưng không phải quá nhiều. Và trong 9 lần lấy được bóng ấy, Carroll hoàn toàn không thực hiện được pha đội đầu nào đúng hướng khung thành. Nói rằng giá trị của anh “mơ hồ” là vì vậy. Thật ra, 2 trong 3 bàn của West Ham đến từ tình huống tranh bóng bổng của Carroll, và điều quyết định không phải là anh có trực tiếp đe dọa khung thành đối phương hay không. Ở bàn đầu, Carroll hất bóng về phía Ricardo Vaz Te, để đồng đội triển khai tình huống tiếp theo (và thành công). Ở bàn sau, chính Carroll không lấy được bóng, nhưng anh lại làm cho đối phương mất bóng (và West Ham ghi bàn).

Không có Carroll, Liverpool đã mất đi điều kiện để có được những tình huống như vậy. Chứ giá trị của Carroll không nằm ở những con số lạnh lùng như hiệu suất ghi bàn hoặc tỷ lệ bắn phá chính xác!

(Theo Bongdaplus)

Có thể bạn quan tâm

Từ kiên cố như Arsenal đến bất ổn như Man Utd: Các tổ hợp trung vệ ở Premier League đang chơi thế nào?

Từ kiên cố như Arsenal đến bất ổn như Man Utd: Các tổ hợp trung vệ ở Premier League đang chơi thế nào?

Từ kiên cố như Arsenal đến bất ổn như Man Utd: Các tổ hợp trung vệ ở Premier League đang chơi thế nào?

Nhân dịp Arsenal đang đạt được vị thế một ứng cử viên cho chức vô địch Premier League mùa giải này dựa trên “nền móng” là cặp trung vệ Gabriel Magalhães và William Saliba, sẽ rất thú vị nếu chúng ta tiến hành một cuộc “điều tra” về tình trạng hiện tại của các tổ hợp trung vệ còn lại ở giải đấu này.

Video

Xem thêm
top-arrow
X