Như một lão bần nông nghèo khó, cuối đời vẫn loay hoay với những nhu cầu thiết yếu. Đó là cách HLV Arsene Wenger khốn khổ rời CLB của cả sự nghiệp của mình.
Sự giải thoát muộn màng
Có lẽ, sẽ là phũ phàng nếu tiếp tục chỉ trích “Giáo sư” vào thời điểm này, trong những ngày cuối cùng của ông tại
Arsenal. Nhưng cũng như khoảng chục mùa giải gần đây, chẳng thể nào chúng ta “hô biến” những thói xấu của HLV này, và dành cho ông những lời cảm ơn vô nghĩa – chỉ vì Wenger sắp ra đi.
“Có lẽ người ta chỉ trích tôi chỉ vì tôi già, tôi không nhận được sự đối xử đúng đắn”– đó là những lời của chính Wenger, khi ông chia sẻ về mùa giải của mình. Đúng vậy, hãy công bằng với chiến lược gia người Pháp.
Và có một thực tế ít ai có thể phủ nhận, đội chủ sân Emirates đã trải qua một mùa giải thất bại toàn tập, không hề có một chút tia hy vọng nào. Cho dù người ta có đặt vào Arsenal những mỹ từ nào đó,
thất bại vẫn là thất bại, và Wenger – rất tiếc, chỉ là một người “
sống lâu lên lão làng” mà thôi.
|
Wenger trong trận cuối cùng dẫn dắt Arsenal tại Cup châu Âu |
Thua thảm Atletico Madrid trong sự bất lực, Arsenal năm thứ 2 liên tiếp rời xa giấc mơ tham dự
Champions League. Đừng quên, họ đã phá 2 kỷ lục chuyển nhượng để đem về Lacazette và Aubameyang, nhưng thậm chí còn thi đấu kém hơn (từ thứ 5 xuống thứ 6). Vậy thì Wenger có xứng đáng với những lời khen? Ồ thôi nào!
Thực tế là những lời kêu gọi “Giáo sư” từ chức đã bùng nổ trong vài năm trở lại đây, từ khắp mọi nơi trên thế giới, trên các khán đài, những môn thể thao không phải bóng đá, thậm chí cả… trên trời (CĐV Arsenal thuê máy bay đòi sa thải). “Wenger Out” giống như một trào lưu, và gần như toàn bộ các CĐV Arsenal đều đồng tình với ý kiến này.
Nhưng rồi, Wenger lại phát biểu: “Chẳng ai có thể can thiệp vào công việc của tôi, khi tôi vẫn dồn hết tâm sức cho Arsenal. Tôi không hề lo lắng chuyện tương lai.”
Ít tuần sau phát biểu này,
“Giáo sư” tuyên bố từ chức. Đó không hề là một sự chủ động ra đi, nếu biết rằng ông yêu quý đội bóng thành London đến mức nào. Ông bị-ép phải ra đi, ở ngay đội bóng mình đã giành trọn sự nghiệp. Đừng quên, hợp đồng của Wenger vẫn còn kéo dài đến năm 2019, nhưng cả 2 đã quyết định dừng lại.
Nhưng rồi, lẽ ra ông nên quyết định sớm hơn, ra đi sớm hơn để Arsenal bớt gây thất vọng.
|
Hình ảnh quen thuộc của Wenger trong mùa giải này |
Cuối sự nghiệp vẫn chưa hết khốn khổ
“Chỉ cần 2-3 tân binh, Arsenal sẽ cạnh tranh cho chức vô địch mùa sau” – lời chia sẻ trong những ngày cuối Wenger ở Emirates, nghe thật… hài hước. Ai cũng biết kể cả có ông, đội bóng này cũng đang lóp ngóp giữa vị trí thứ 5 và 6, vậy mà Arsenal đòi vô địch chỉ với vài sự bổ sung?
Trừ khi họ thuê Pep Guardiola, và chiêu mộ cả Ronaldo lẫn Messi ngay mùa hè này!
Tiếp đó, chính các học trò Arsenal, những người ông tin tưởng hết mực – đã tri ân “Giáo sư” bằng một chiến thắng 5-0 trước Burnley. “Hủy diệt”, “đè bẹp”, “cống hiến”, những mỹ từ dành cho trận thắng của Pháo thủ, nhưng là một chiến thắng… vô nghĩa.
|
Arsenal mới hạ gục Burnley 5-0 |
Tại sao họ không làm như vậy trong toàn bộ mùa giải này, hay chí ít là phần lớn mùa giải cũng được? Tại sao họ không làm như vậy trong 2 cuộc đọ sức với Atletico tại bán kết Europa League, khi đối thủ mất HLV trong cả lượt đi lẫn về? Tại sao chỉ khi đã hết mục tiêu và động lực, toàn đội mới chịu thi đấu?
Và cả những màn ăn mừng bàn thắng kia, trông thật lố bịch!
Rồi còn Mesut Ozil, người Wenger yêu quý nhất và đã dành công sức để thuyết phục ở lại.
Ozil đang bị chỉ trích là giả vờ chấn thương, để dành sức tham dự World Cup. Đó là những gì các học trò dành cho “Giáo sư” trong lần cuối cùng ông dẫn dắt Pháo thủ đó sao?
Sau trận, Arsene Wenger bước ra từ đường hầm với hàng người đón chào, trông cứ như… Barca vô địch La Liga. Rồi
Wenger cầm mic lên và phát biểu rất cảm động, nhưng bạn có để ý có gì “quen quen” ở đây? Chính xác rồi, đó là một màn sao chép vụng về buổi chia tay của Sir Alex Ferguson.
Tại sao Arsenal không biết trân trọng người thuyền trưởng của mình bằng cách nào đó sáng tạo hơn? Họ đang sở hữu 1 trong 2 HLV huyền thoại cuối cùng của Premier League, nhưng rồi đối xử với “Giáo sư” như một sự "bần cùng bất đắc dĩ". Màn chia tay cuối cùng của Wenger, vì vậy chẳng đọng lại bất kỳ điều gì, cho dù với các CĐV Arsenal đi chăng nữa.
|
Wenger chỉ đang sao chép vụng về màn chia tay của Sir Alex, và đó là trách nhiệm của Arsenal |
Chưa hết, chính xác vào ngày 8/5/2013, Sir Alex Ferguson nói lời chia tay Man United. Một ngày sau (9/5), họ bổ nhiệm David Moyes. Còn Arsenal thì sao? CLB vẫn đang loay hoay với hàng tá sự lựa chọn, chỉ để lại mối nghi ngờ với các CĐV Pháo thủ. Wilshere thừa nhận, anh không chắc về tương lai, vì chẳng biết ai sẽ dẫn dắt mình năm tới.
Không được các học trò tặng quà trong phần lớn mùa giải, rồi bất ngờ được chứng kiến màn trình diễn bùng nổ hiếm hoi trong thời khắc cuối cùng, như một... màn ăn mừng ông thầy ra đi sớm. Có lẽ Arsene Wenger khốn khổ không nói ra, nhưng chính ông cũng không hài lòng với điều đó.
Sau tất cả,
mối tình Wenger – Arsenal đã đi đến hồi kết với sự tiếc nuối, khi cả hai đều xứng đáng nhận được nhiều hơn trong mối quan hệ này. Với riêng “Giáo sư” người Pháp, có lẽ ông sẽ bớt khốn khổ hơn trong chương kết của sự nghiệp, nếu quyết định dẫn dắt một CLB bớt “tồi tệ” như Arsenal.
Arsene Wenger chia tay Arsenal: Emirates hoàn hảo cho lần sau cuối Đâu là thước đo chuẩn mực nhất đánh giá một sự nghiệp cầm quân trong bóng đá? Danh hiệu? Di sản? Hay những mảng ký ức đặc biệt hằn sâu in đậm trong tâm trí mỗi...
Arsene Wenger – Người nắm giữ tinh thần Premier League Trong một vòng đấu mà Man City – Chelsea chiếm hết tiêu điểm, HLV Arsene Wenger vẫn khiến người khác phải nhớ đến mình.
Trọng Hiếu (TTVN)