Ngày Phó Chủ tịch Ed Woodward còn giữ chức Giám đốc Điều hành ở Manchester United, ông có lẽ đã không ý thức trọn vẹn những hiểm họa tiềm ẩn khi bổ nhiệm Jose Mourinho vào chiếc ghế nóng sân Old Trafford. Trong khi đó, người đồng cấp bên kia thành phố thì lại khác, ông hiểu rất rõ.
“Mourinho mang gen chiến thắng nhưng để đạt được như vậy, ông ta cũng cần tạo ra một sự căng thẳng đến độ biến tướng thành vấn đề cực đoan thực sự.”
“Ông ta luôn tìm cách gây căng thẳng, thay vì ôn hòa hơn để điều hành đội bóng. Bất kể có hiệu ứng tích cực ra sao, đây không phải điều mà chúng tôi mong muốn.” – Cuối cùng, Barca lựa chọn Pep Guardiola, còn Mourinho thất nghiệp thêm ít lâu trước khi cập bến Inter Milan.
Jose Mourinho luôn tìm cách gây căng thẳng, thậm chí hạ nhục cầu thủ để thúc đẩy động lực cho họ |
“Căng thẳng tích cực” tựa như một phép nghịch hợp (biện pháp ghép đôi hai từ trái nghĩa nhau) được Soriano sử dụng để diễn tả cụ thể những gì muốn nói. Đó chính xác là những gì Mourinho luôn tìm cách áp vào mỗi môi trường làm việc của mình, với từng đòi hỏi rất chi là mâu thuẫn đặt lên các học trò.
Phòng ngự có tổ chức và chặt chẽ để không thua, đồng thời tấn công đủ phóng khoáng, sáng tạo và sắc bén để chiến thắng. Sẵn sàng nhường quyền kiểm soát bóng, nhưng đảm bảo không mất quyền kiểm soát thế trận. Trên hết, nỗi sợ được reo rắc cho bất cứ màn trình diễn dưới sức nào và cũng có thể sẽ là cuối cùng của anh dưới thời tôi.
Mặc cho hầu hết các đồng nghiệp đều nhìn nhận nỗi sợ thất bại như chướng ngại cản trở thành công, đó luôn là viên gạch nền móng để Mourinho xây dựng nên cả một để chế và kể cả khi nó bắt đầu sụp đổ, ông vẫn biết mình cần phải dựa dẫm, bấu víu vào đâu.
MU thời Mourinho được xây dựng trên nỗi sợ hãi của các cầu thủ |
Thế nên cũng chẳng có gì bất ngờ cho mấy, khi với một trận đại chiến tối quan trọng như đêm nghênh đón Tottenham ở Old Trafford, HLV người Bồ Đào Nha xem đây như cơ hội để trừng phạt những màn trình diễn dẫn đến thất bại bạc nhược kinh hoàng hơn một tuần trở về trước.
Andreas Pereira, Anthony Martial và Juan Mata, bộ ba đi tắm sớm ở Brighton, cùng thảm họa Eric Bailly bị đối xử tàn nhẫn hơn cả khi biến mất hoàn toàn khỏi danh sách thi đấu, trong khi đối tác Victor Lindelof của anh xuất phát trên băng ghế dự bị. Thông điệp răn đe muôn thuở của Mourinho được truyền đạt không thể rõ ràng hơn.
Hãy nhớ ngay cả cỡ học trò cưng như Nemanja Matic cũng không thoát khỏi “bàn tay sắt” của Mourinho trong quá khứ. Giai đoạn cuối triều đại ở Chelsea cách đây ba năm, tiền vệ người Serbia thậm chí bị thay ra sau khi vào sân từ băng ghế dự bị, chơi vỏn vẹn 15 phút đầu hiệp hai!
Đó, như Mourinho tiết lộ sau này, là một phép thử lòng quân. Ông cho biết quyết tâm chứng tỏ bản thân qua những buổi tập luyện tiếp theo trong tâm lý bị hạ nhục như vậy đã khẳng định Matic không thuộc nhóm “phản thầy” ở phòng thay đồ sân Stamford Bridge.
Nemanja Matic chỉ là trường hợp hiếm hoi thành công với nghịch hợp "căng thẳng tích cực" của Jose Mourinho |
“Bế quan tâm lý” – có thể gọi phương pháp làm tư tưởng sở trường của Mourinho là như vậy, với tính hiệu nghiệm cũng đã được kiểm chứng, đặc biệt trong hai năm thành công ở Inter Milan.
Tuy nhiên, đâu phải ai cũng như ai, đâu phải cầu thủ nào cũng chấp nhận cho ông hạ nhục như vậy chỉ để khởi dậy, thúc đẩy động lực cải thiện bản thân. Họ cần phải có niềm tin vào khả năng cá nhân và quan trọng không kém, khả năng của chính những ông thầy của mình. Bằng không, nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi mang hậu họa khôn lường.
Biết đâu đấy chính là lý do vì sao Romelu Lukaku dứt điểm vô duyên không tưởng trước một khung thành đã bỏ trống? Liệu nó có đủ giải thích cho ba bàn thắng dễ dàng của Tottenham, từ pha đánh đầu mở tỷ số của Harry Kane đến cú đúp của Lucas Moura, khi Phil Jones và Chris Smalling cũng trở thành những trò hề thảm họa không kém cạnh cặp trung vệ Bailly và Lindelof ở Brighton?
MU thời Mourinho: Tự sát với nghịch hợp “căng thẳng tích cực” |
Man Utd tiếp đón Spurs với tâm lý âu lo và chiến đấu bằng nguồn năng lượng tiêu cực. Ngay từ 45 phút đầu tiên mặc dù có thể nói là ổn, Quỷ Đỏ chơi bóng chủ động và có mục đích nhưng có cảm giác nỗ lực cố gắng của họ vẫn bị kiềm hãm bởi nỗi sợ hãi mắc sai lầm và trả giá, cả trên sân cỏ lẫn trong phòng thay đồ.
Vậy nhưng rồi cuối cùng thì cái gì đến cũng vẫn phải đến. Sau sáu sự thay đổi trước Tottenham so với trận thua Brighton, giờ thì hãy cứ đợi chờ một cơ số tương đương ở chuyến làm khách đến Burnley cuối tuần này. Mourinho chắc hẳn nghĩ niềm tin của mình đã bị phí phạm và chuẩn bị quay trở lại với những học trò đã bị ông phế truất không thương tiếc, với tinh thần ngày càng “kết tủa” trầm trọng của đôi bên.
Nghịch hợp “căng thẳng tích cực” của Jose Mourinho được dựng xây trên nỗi sợ hãi. Con dao hai lưỡi này có thể đổi ra thành công rực rỡ nhưng hiếm lắm, còn lại thì chỉ toàn là thất bại, hoang tàn và thảm thương.
MU thời Mourinho đang lâm cơn khủng hoảng!
Một HLV tên tuổi và… thất nghiệp với bản CV ấn tượng đe dọa chiếc ghế nóng của người đồng nghiệp cũ đương thời hứng chịu cả tấn áp lực ở Old Trafford. Nghe...
Thất bại MU 0-3 Tottenham chính thức đưa đội bóng của Jose Mourinho vào khủng hoảng trên nhiều phương diện. Có cảm giác những con kền kền đang bâu quanh và chỉ...