Thứ Năm, 18/04/2024Mới nhất
Zalo

"Con dao ở Old Trafford": Lý do MU phải ở nhờ Liverpool

Thứ Bảy 28/01/2012 07:48(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cùng quay trở lại quá khứ cách đây 40 năm, thời điểm MU bị cấm chơi hai trận ở Old Trafford và buộc phải đi 'ở nhờ' đại kình địch.

Trước khi trận đấu ở vòng 4 FA Cup trên sân Anfield khởi tranh hai ngày, Sir Alex Ferguson đã gửi một thông điệp tới toàn thể 5.319 Manucians có vé dự khán: 'Các bạn hãy cư xử đúng mực và tránh làm hỏng trận đấu'. Có thể thấy rõ sự e ngại của chiến lược gia người Scotland trước chuyến hành quân đầy giông bão tới thành phố cảng.

Vụ việc Suarez bị phạt nặng vì tội lăng mạ Evra vẫn để lại dư âm ấm ức trong lòng cộng đồng Liverpudlians và chỉ trực chờ bùng nổ khi hai bên tái ngộ.

Từ con dao ở Old Trafford tới cái phi tiêu ở Anfield

Bầu không khí nóng bỏng hiện nay gợi nhớ tới một ngày khó quên trong quá khứ 20/8/1971, khi MU tới Anfield và... tiếp đón Arsenal. Nguyên cớ là nạn hooligan hoành hành thời điểm đó (fan MU nổi tiếng bạo lực và hung hãn toàn châu Âu những năm cuối 1960, đầu 1970). Sự kiện một con dao bị vứt xuống mặt cỏ Old Trafford đã khiến 'Bầy Quỷ đỏ' lĩnh án phạt cấm thi đấu hai trận trên sân nhà. Bobby Charlton, George Best và các đồng đội buộc phải tìm kiếm một nơi trú chân tạm thời. Có hai lựa chọn cho họ là sân của Stoke City và... Liverpool.

Liverpudlians: "Chúng tôi không phân biệt chủng tộc, chúng tôi chỉ căm người Manchester thôi".

Theo thống kê, trận cầu đặc biệt cách đây tròn 4 thập kỷ với Arsenal đánh dấu số lượng đông đảo CĐV MU nhất đổ bộ xuống 'sào huyệt' Anfield: 27.649 người. Đương nhiên, lẩn khuất đâu đó ở khán đài The Kop vẫn có không ít Liverpudlians. Và đó là lý do vì sao tiền vệ phòng ngự Nobby Stiles 'ăn' cả một chiếc phi tiêu vào đùi khi đi bộ vào đường hầm giờ nghỉ giải lao.

Khi sự thù địch là "truyền thống sáng tạo"

Có người nói sự thù hận giữa Liverpool và MU xuất hiện cùng lúc với môn thể thao vua. Sự kèn cựa giữa hai thế lực cùng lấy biệt danh 'Quỷ đỏ' này cũng chính là động lực để cả hai phát triển tới ngày nay. Nên nhớ, từ 1964 đến giờ, thời điểm bộ khung MU đưa tuyển Anh giành cúp vàng thế giới, Liverpool đã tuyệt giao với kình địch trên thị trường chuyển nhượng (Phil Chisnall là cầu thủ cuối cùng chuyển từ MU sang Liverpool). Không ai có thể quên hình ảnh đám hooligan hung hãn đã chặn đường và ném đá vào xe cứu thương chở Alan Smith rời Anfield (gãy chân vì chặn cú đá phạt của John Arne Riise năm 2006).

Cựu HLV MU 1971 O'Farrell (năm nay 84 tuổi) trầm ngâm hồi tưởng: "Ngày xưa, chúng tôi cổ động bóng đá rất vô tư. Các bạn có thể thấy fan thành Manchester đi xem City đá tuần này và tuần sau, vẫn những người đó đến cổ động MU. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào giữa thập niên 60, khi chủ nghĩa địa phương bành trướng khắp đất nước".

Hooligan từng chặn đường xe cấp cứu chở Alan Smith rời Anfield năm 2006

Theo O'Farrell, người Liverpool là những kẻ đi tiên phong trong văn hóa tạo ra sự khác biệt. Họ tự hào về bóng đá và âm nhạc của mình tới mức đã viết hẳn một bài ca nói về "trục bóng đá Nam Lancashire" (ám chỉ trung tâm túc cầu thế giới). Họ cho rằng chiến công 1968 của MU và tuyển Anh (đoạt cúp C1, World Cup) là của người Anh, không phải của riêng người Manchester.

Đáp trả, Manucians cũng không ngừng chà đạp vào nỗi đau thảm họa Hillsborough năm 1989 mà Liverpool hứng chịu. Năm 2005, Liverpool đoạt Champions League một cách thần kỳ ở Istanbul. Tờ tin chiều Manchester trót dại viết một bài báo với tiêu đề ngợi khen bị fan MU phản đối kịch liệt suýt phải đình bản.

Giờ đây, khi sức mạnh Liverpool dần mở nhạt và thay vào đó là giai đoạn thống trị của MU, nhiều người vẫn tin không có trận đấu nào đặc biệt hơn derby nước Anh, kể cả derby Manchester hay Merseyside. Nói như O'Farrell: "Rất khó để kẻ một lằn rạnh giữa quá khứ và hiện tại. Dù lúc mạnh yếu khác nhau và có thời của riêng mình, sự thù địch giữa hai đội bóng không thể biến mất. Nó giống như là một truyền thống sáng tạo".

(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X