Fabio Capello đến như một vị cứu tinh của bóng đá Anh , ít ra là trong mắt những người bản xứ. ông chưa chứng tỏ được mình có phải là cứu tinh hay không bởi lẽ tuyển Anh vẫn chưa ra quân kể từ khi Don Fabio đặt chân đến xứ sương mù. Mọi chuyện về cái ghế ấy tưởng chừng đã lắng xuống nhưng thực tế nó vẫn chưa hoàn toàn đã dịu lại trong lòng những người theo chủ nghĩa ái quốc, thậm chí kể cả đối với những người không phải quốc tịch Anh. Không thành công với HLV nội, FA phải nhờ đến Capello
Chính HLV người Brazil Carlos Alberto Pareirra mới đây đã lên tiếng rằng "Tôi không có ác ý với Sven hay Capello nhưng tuyển Anh vẫn nên dành cho người Anh mà thôi.". Pareirra nói đúng. Chuyện một quốc gia thuê HLV ngoại về dẫn dắt đội tuyển không phải là lạ lẫm gì trong thời đại này nhưng ở một quốc gia được coi là có nền bóng đá thuộc loại đại gia, đó lại là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến danh dự. Tạm dẹp sang một bên cái ghế mà Capello đang nắm giữ để nói về một hiện tượng lớn hơn của nền bóng đá luôn ngẩng to đầu tự hào mình là nơi sản sinh ra môn thể thao vua. Dường như, trong xu thế cải cách mạnh mẽ bóng đá trở thành một ngành công nghiệp giải trí kiểu như bóng rổ, bóng chày hay bóng bầu dục theo mô hình Mỹ, người Anh đã song song biến luôn cả một nền bóng đá đáng tự hào của mình trở thành một thứ sinh vật ký sinh sống nhờ các yếu tố ngoại lai.
Không chỉ HLV
Về con người, các HLV giỏi đang hành nghề ở Premier League đều là người nước ngoài và đó chính là lý do người Anh không thể đếm tìm được một ứng viên xứng đáng cho đội tuyển; nhưng vấn đề lớn hơn không chỉ là sự tham gia của những HLV mà còn là của cả những cầu thủ, những người trực xếp tham gia vào bóng đá. Nếu như trước đây, chỉ có Arsenal bị coi là CLB liên hợp quốc thì bây giờ, con số CLB bị xâm thực mạnh mẽ có vẻ như đang tăng mạnh hơn song hành với cuộc đổ bộ của lực lượng tài phiệt nước ngoài. Cụ thể, sau khi Thaksin mua lại Man City, CLB áo xanh thành Manchester này đã có trong tay số cầu thủ đến từ. . . 19 quốc gia khác nhau.
Những HLV giỏi tại Premiership đều là những người ngoại quốc |
Trong khi đó, những CLB Anh có truyền thống đào tạo tốt lại đang mai một dần bởi họ băt đầu hướng tới việc mua hàng có sẵn nhiều hơn khi hầu bao càng rủng rỉnh hơn. Đơn giản, đều đó cho phép họ tiến tới những thành tích trong thi đấu nhanh hơn là việc tự xây dựng theo kiểu cây nhà lá vườn. Một ví dụ mà không ai không thấy rõ chính là M.U. Kể từ sau thế hệ vàng của Beckham, họ không cho ra mắt được anh tài nào xứng tầm lớp đàn anh ấy. Phải chăng, chế độ ăn sẵn đã khiến công tác đào tạo bị xem nhẹ? Thực tế, sự tham gia của cầu thủ ngoại khiến tính cạnh tranh cao hơn và giúp cho cầu thủ Anh trưởng thành hơn nhưng điều đó chỉ diễn ra khi đội bóng vẫn duy trì tốt nguồn đào tạo của mình.
Tuy nhiên, với sự tham gia của những tài phiệt coi trọng thành tích ngay lập tức, khâu đào tạo đành phải nhường sân cho thị trường chuyển nhượng. Đây mới chính là cái lực lượng ngoại lai xâm thực nguy hiểm nhất mà bóng đá Anh phải đối diện. "Của mượn là của no, của cho là của nợ ' chân lý ấy mãi không thể nào thay đổi. Thứ tài lực mà người Anh có được từ nước ngoài, dù là mua bán sòng phẳng, vẫn không phải thuộc về người Anh. Đơn cử như Abramovich chẳng hạn. ông ta đầu tư cho Chelsea rất nhiều nhưng đó là sự đầu tư cho tài sản của mình chứ không hề là sự đầu tư cho nền bóng đá Anh .
Bài học Liverpool
Hai ông chủ người Mỹ của Liverpool: Tom Hicks (trái) và George Gillett |
Bộ đôi ông chủ người Mỹ có thể sẽ bán Liverpool với cái giá 500 triệu bảng, một vụ làm ăn có lãi kinh hoàng của họ nếu ta nhìn lại những gì họ bỏ ra cho Liverpool. Họ mua CLB với giá 174,1 triệu, trả nợ 44,8 triệu bảng và đáng lo là “toàn bộ số tiền đó là từ tín dụng chứ không phải là từ hầu bao của Hicks - Gillet (theo như công bố của tờ Observer). Chưa đầu tư được gì , bộ đôi Mỹ đã có thể bỏ túi kha khá mà số phận Liverpool vẫn không thay đổi gì. Nếu bị bán, nó sẽ thuộc về một tập đoàn nhà nước của Arab Sau di, một lý do nữa đủ để nói người Anh đã mất Liverpool ngay trên quê hương mình, một "nỗi đau vì đã đánh mất bản sắc CLB" theo như lời của lan Ridley, cựu GĐĐH, cựu thư ký ban quản trị và một biểu tượng sống của CLB vùng Merseyside.
Với cách làm hiện nay, người Anh vẫn có thể VĐTG, VĐCA nếu như họ nhập tịch cho các danh thủ ngoại y như kiểu nhập tịch cho các nhà khoa học. Tuy nhiên, luật lệ của FIFA không đơn giản và thoáng như luật nhập cư của Anh quốc. Nhập tịch được chưa chắc đã khoác áo tuyển được, ai cũng hiểu rõ quy luật ấy. Vậy thì chẳng có cách gì để cứu một nền bóng đá ngoại lai kia ngoại trừ người Anh phải tự ra tay đòi lại những gì thuộc về mình, mà cơ bản nhất là văn hoá bóng đá CLB cho tới văn hoá bóng đá cấp đội tuyển. Vẫn biết, liều lĩnh như vậy sẽ thất bại trong cuộc ganh đua thành tích với các nền bóng đá khác nhưng thất bại nào cũng chỉ là tạm thời.
Từ thất bại, bao giờ những bài học cũng sâu sắc hơn để đến chiến thắng một cách vững vàng hơn.
(Theo Thể Thao & Văn Hóa)