Chiến thuật phòng ngự thực dụng được Jose Mourinho giăng ra ở Anfield thêm một lần khiến dư luận phải khó chịu. Thế nhưng thay vì cứ mãi bài xích vô nghĩa sở trường của HLV người Bồ Đào Nha, người ta nên nhắm đúng sở đoản của ông qua một trận đấu cùng ngày cách đó hơn 50km ở Manchester.
Màn trình diễn đỉnh cao của Kevin De Bruyne trong trận đại thắng tưng bừng Man City 7-2 Stoke, tiêu điểm bởi hai đường kiến tạo ảo diệu được dân Anh ví von như… khiêu dâm trên truyền hình, tiếp tục chứng minh tiền vệ người Bỉ đang là cầu thủ xuất sắc và toàn diện bậc nhất Premier League thời điểm hiện tại.
Dõi theo từng bước chạy của De Bruyne suốt từ thời làm mưa làm gió nước Đức trong màu áo Wolfsburg đến khi cập bến Etihad với giá trị chuyển nhượng kỷ lục cho tới giờ, thật khó để không gợi nhớ lại thời điểm Jose Mourinho chưa bao giờ công khai chỉ trích nặng nề một cầu thủ học trò cũ như tiền vệ người Bỉ đến vậy.
Bỏ lại thời gian đáng quên ở Chelsea, De Bruyne tỏa sáng rực rỡ ở Man City và trở thành tiền vệ xuất sắc hàng đầu nước Anh |
Buổi sự kiện quảng bá mùa giải mới Premier League 2015-16 đã trở nên kém vui đôi chút khi Mourinho được khuyến khích chia sẻ thẳng thắn và phũ phàng nhất có thể về cách ông nhận xét, đánh giá một cầu thủ. Thật không may cho De Bruyne khi anh được lấy ra làm ví dụ tiêu biểu.
“Tôi nghĩ cầu thủ phải đủ tự tin để nhìn vào mắt tôi và tuyên bố đã sẵn sàng chơi cho đội bóng của tôi, không phải theo chiều ngược lại. Không phải kiểu dạng cầu thủ và gã đại diện của anh ta giao hẹn với tôi rằng ‘Tôi cần 5 trận đấu liên tiếp để chứng tỏ năng lực bản thân’. 5 trận liên tiếp sao? Cái anh cần đơn giản chi là 10 phút mà thôi. Chừng đó thời gian đã là quá đủ để tôi có thể đánh giá anh đã sẵn sàng hay chưa rồi.”
De Bruyne có nhiều hơn 10 phút thi đấu dưới thời Mourinho, chính xác là 162 phút ở Premier League. Tuy nhiên, quãng thời gian 4 tháng đằng đẵng mất hút từ ngày 21/9 đến khi chính thức ra đi ngày 25/1 sang năm 2014 là đủ để nghiệm ra kết luận cuối cùng của Người Đặc Biệt dành cho tài năng Chelsea khi đó thực hư ra làm sao.
Trong tuần lễ Manchester City mất liên tiếp hai ngôi sao trụ cột vì chấn thương, tiền vệ người Bỉ hiện lên tỏa sáng và ghi bàn thắng quyết định để đánh bại đội...
Cái gật đầu chấp thuận lời đề nghị trị giá 18,5 triệu bảng từ Wolfsburg thậm chí còn minh họa sắc nét hơn về phán quyết đó. Tất nhiên, người ta có thể tranh luận rằng De Bruyne thời điểm gần 4 năm trước đâu phải tầm cầu thủ đủ trình khoác áo Chelsea nhưng rồi ngẫm nghĩ về cái định giá của giới chủ Stamford Bridge, đó hẳn là một sai lầm ngoạn mục. Trông vào lúc này đây, Man City thậm chí còn tin 54 triệu bảng bỏ ra cho De Bruyne thực sự là một món hời.
Có lần, Mourinho bới móc rằng chính De Bruyne đã tự đẩy anh ra xa khỏi Chelsea (chứ không phải ông muốn bán) khi gây áp lực ra đi lên HLV người Bồ Đào Nha. Ông đá xoáy tiền vệ người Bỉ xung quanh những yêu sách đảm bảo vị trí chỗ đứng ở đội một, kiểu đòi hỏi De Bruyne không xứng đáng được đáp ứng và cũng chẳng đủ khả năng để giữ vững nó. Bất khả thi.
“Nếu có gã cầu thủ nào đó ngày nào cũng đến gõ cửa làm phiền bạn và khóc lóc liên hồi về chuyện không được đá bóng hay rồi nằng nặc đòi ra đi cho bằng được, bạn đơn giản phải ra quyết định càng sớm càng tốt cho nước nó trong.”
“Cậu ta lúc đó chưa sẵn sàng để cạnh tranh bất cứ thứ gì, chỉ là một thằng nhóc ương bướng và hay kêu ca, thái độ tập luyện thì lười biếng. Cậu ta nói mình cần động lực để tập luyện chăm chỉ và tốt hơn… bằng cách trận nào cũng phải được thi đấu trước đã. Nghe thật ngược đời với cái kiểu ra điều kiện đó đúng không?”
Tưởng chừng như đã bị Jose Mourinho chôn vùi sự nghiệp... |
Bao nhiêu phần trăm xác thực trong câu từ bêu riếu De Bruyne của Mourinho, khó nói lắm khi bản thân tiền vệ người Bỉ cũng từng đó lần phản pháo chuyện anh tập luyện như thế nào ở trung tâm Cobham, rồi có khi sẽ mãi là ẩn số cho giới mộ điệu tới lúc một trong hai người thừa nhận mình có hơi quá lời.
Cũng chẳng quan trọng, vấn đề chính là người có phần sai hơn trong sự vụ này có lẽ là Mourinho. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nghề huấn luyện viên luôn là truyền cảm hứng cống hiến cho một tập thể cầu thủ đa dạng phẩm chất và các kiểu tâm lý, tính cách. Đặc trưng này, đặc biệt ở những đội bóng lớn, không bao giờ có thể tránh khỏi và dù rằng không đảm bảo bầu không khí êm ấm yên ả trong phòng thay đồ, nó cũng được đánh đổi hợp lý bằng sức mạnh và tính đa dạng trong chiến thuật.
Phong độ chói sáng của tiền vệ Kevin De Bruyne trong màu áo Man City đã chứng mình việc Jose Mourinho đày đọa anh xưa kia ở Chelsea vừa đúng vừa sai.
Có là bản hợp đồng kỷ lục lịch sử đi chăng nữa, giá trị và tên tuổi không thôi không thể đảm bảo cho De Bruyne một chỗ đứng vững chắc trong cả dàn sao Man City, tương tự Chelsea xét trên tương quan mọi phương diện, từ sức mạnh hay chiều sâu lực lượng đến tầm vóc và tham vọng của CLB. Khác biệt đáng kể duy nhất nhưng cũng mấu chốt nhất, Pep Guardiola không phải Jose Mourinho.
Tài năng và đẳng cấp được De Bruyne bộc lộ hết ra là một chuyện, quan trọng là Guardiola đã biết cách tạo ra một môi trường tân tiến nhất đối với tiền vệ người Bỉ để giúp anh dễ dàng phát triển chóng mặt và tỏa sáng rực rỡ. Mỉa mai thay khi liên hệ với Mourinho, Guardiola cũng thực dụng không kém trong khoản này và không phải mẫu HLV buông lời đảm bảo, hứa hẹn bất cứ điều gì. Cái chính, thầy trò ông biết dành sự kiên nhẫn cho nhau theo nhiều cách rất tích cực.
... De Bruyne giờ như đã tái sinh dưới bàn tay Pep Guardiola |
Trận hòa nghèo nàn bàn thắng giết chết không khí derby nước Anh có thể khiến các khán giả trung lập phải cảm thấy từ chán nản đến tức tối, phẫn nộ. Tuy nhiên, biết bao kết quả trong quá khứ đã chứng minh tính đúng đắn của Mourinho với ý thức mang tính bản năng rất biết mình biết người của bản thân, khi nào và ở đâu mới thích hợp để mạo hiểm xuyên suốt chặng đường dài 38 vòng đấu.
Nói lúc nào chẳng dễ hơn làm, ngay cả việc thiết lập một hệ thống chiến thuật với nhiệm vụ chính là không thua và rồi thực hiện nó một cách trót lọt cũng vậy thôi, chứng tỏ rằng bao lời chỉ trích nhắm vào Mourinho có lẽ đã hơi quá đà.
Đáng lý ra, giới mộ điệu nên san sẻ bớt chỉ trích sang khả năng linh hoạt và tầm nhìn dài hạn trong cách quản lý nhân sự của Người Đặc Biệt. Xây dựng và duy trì các mối quan hệ, bất kể có lên trên với ban lãnh đạo hay xuống dưới với nhóm cầu thủ, đó dường như luôn là khiếm khuyết cố hữu lớn nhất của ông.