Thứ Tư, 06/11/2024Mới nhất
Zalo

Chelsea: Trong cái khó, ló cái hay?

Thứ Ba 09/06/2009 10:28(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
GĐĐG Peter Kenyon thừa nhận Chelsea chắc chắn không thể đạt mục tiêu cân bằng thu chi từ năm 2010, như kỳ vọng của ông chủ Roman Abramovich đưa ra cách đây 6 năm. Nghe thì có vẻ bi đát, nhưng thực tế không phải vậy.

Năm 2003, khi Abramovich mua Chelsea, tỉ phú người Nga đã hướng tới mục tiêu The Blues phải tự hạch toán kinh tế từ mùa 2010/11. Với những thành công chóng vánh trong những năm đầu dưới “triều đại” Jose Mourinho, tham vọng của tài phiệt Nga là có cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, để có được vinh quang, Chelsea cũng phải trả bằng rất nhiều… tiền, để mua “sao”, để trả những mức lương khủng. Cộng với khủng hoảng kinh tế thế giới và thất bát của Chelsea trong 3 năm gần đây, chuyện CLB này không thể cân bằng tài chính sau chỉ 6-7 năm là hoàn toàn có thể hiểu được. Cần biết rằng, đến M.U cũng còn đang khốn đốn với các khoản nợ ngày càng chồng chất!


Vậy nên, khi GĐĐH Kenyon nêu lên thực trạng của CLB, không mấy ai ở đại bản doanh Stamford Bridge bị bất ngờ. Roman Abramovich thì càng không! Bởi nếu Abramovich muốn hiện thực hóa mục tiêu do chính ông đặt ra càng nhanh càng tốt, ông đã không đưa về Carlo Ancelotti cùng mức lương lên tới 6 triệu bảng/mùa kèm theo lời hứa sẽ đáp ứng mọi yêu cầu nhân sự mà tân HLV yêu cầu. Thử xem Ancelotti muốn ai? Bộ ba Kaka – Pirlo – Pato là những ưu tiên. Kế đó là Samuel Eto’o, Glenn Johnson…. tóm lại, toàn “hàng hiệu”.

Hơn ai hết, Abramovich hiểu rằng, để đưa về Stamford Bridge một phần danh sách Ancelotti muốn mua, ngoài ngân quỹ từ việc bán đi hàng loạt người thừa như Deco, Belletti, Ivanovic, Kalou… tỉ phú Nga vẫn phải móc hầu bao không ít. Trong tham vọng đưa Chelsea trở thành một quyền lực bóng đá châu Âu với lối chơi đẹp mắt, Abramovich không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục đầu tư. thậm chí ông sẽ phải mạnh tay hơn để có thể làm đối trọng với M.U hay “thiếu gia” Man City.

Có lẽ, sau 6 năm sống cùng bóng đá Anh, Abramovich cần học đức tính kiên nhẫn của M.U càng sớm càng tốt. Lời tuyên bố không thể đạt cân bằng tài chính vào năm 2010 của Kenyon đã giúp Roman nhận ra một sự thực: Không thể kiếm tiền nhờ bóng đá nhanh đến vậy. Bóng đá, xét cho cùng chủ yếu vẫn chỉ là phương tiện để quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Nhờ Chelsea, cái tên Abramovich đã trở nên quá nổi tiếng. Mọi việc Roman làm được phổ biến nhanh chóng trên toàn thế giới. Cái được đó của tài phiệt Nga thì khó có thể cân đo đong đếm.

Có thể hiểu Abramovich không hề thiếu tiền, nhưng lại rụt rè trong thời buổi “thóc cao gạo kém” hiện nay. Nhưng không đầu tư, Chelsea sẽ tụt lại phía sau còn nhanh hơn. Bài học tiết kiệm của Arsenal phải trả giá đắt thế nào thì tất cả đã rõ. Gần đây, không chỉ tân HLV Ancelotti, mà đội phó Frank Lampard cũng đã kêu gọi Chelsea bổ sung gấp nhân sự, nhất là những cầu thủ có chất lượng. Bởi dường như với lực lượng hiện tại, The Blues khó lòng đáp ứng kỳ vọng của Abra.

(Theo báo Bóng Đá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Ruud van Nistelrooy đã không giành được chiến thắng trong trận đầu tiên tại Premier League với tư cách huấn luyện viên tạm quyền Manchester United khi “Quỷ đỏ” bị Chelsea cầm chân 1-1 tại Old Trafford. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực về tinh thần và chiến thuật phát đi từ United.

Video

Xem thêm
top-arrow
X