Câu hỏi được nhiều người đặt ra sau án phạt của FIFA là: Nếu một cầu thủ trẻ như Gael Kakuta đã khiến Chelsea phải trả một cái giá đắt như vậy thì hẳn anh không phải là hạng thường, vậy tại sao Chelsea không sử dụng những cầu thủ như vậy.
Từ lúc Arnesen được bổ nhiệm làm giám đốc lò đào tạo trẻ, kiêm giám đốc tuyển trạch của Chelsea năm 2005, ông đã tiêu tốn 62 triệu bảng cho công tác tuyển mộ những tài năng trẻ. Với món tiền khổng lồ ấy, The Blues dư sức tậu một siêu sao như Kaka, Ribery hay Aguero, và đã đến lúc nó phải phát huy tác dụng. Những cầu thủ trẻ như Kakuta sẽ được trao nhiều cơ hội hơn
Trước án phạt của FIFA, Chelsea một mặt gấp rút hoàn thành hồ sơ để kháng cáo lên Tòa án trọng tài thể thao (CAS). Mặt khác, họ cũng tính đến khả năng xấu, nếu CAS không thể can thiệp. Đó là lúc đội bóng Tây London phải phát huy tối đa nguồn lực nội tại, một mặt tận dụng tối đa các trụ cột, một mặt trao cơ hội cho các tài năng trẻ để họ mau chóng trưởng thành.
Theo kế hoạch phát triển mới của Chelsea, mô hình của CLB cùng thành phố Arsenal sẽ họ được học hỏi. Theo đó, các cầu thủ trẻ như Gael Kakuta sẽ được trao thêm cơ hội thể hiện trong những giải đấu như Carling Cup. Họ được kì vọng sẽ nhanh chóng trưởng thành và trở thành thế hệ kế cận cho các bậc đàn anh.
Vào ngày 23/9 tới đây, Chelsea sẽ có trận đấu ở vòng 3 Carling Cup, đó là trận derby với CLB thành London QPR ở Stamford Bridge. The Blues đang lên phương án sử dụng các cầu thủ trẻ để tạo cho họ cơ hội cọ xát.
“Carling Cup là một giải đấu quan trọng với chúng tôi nhưng tôi nghĩ rằng năm nay, chúng tôi sẽ lần đầu tiên phải sử dụng những cầu thủ trẻ. Hi vọng chúng tôi sẽ có được chiến thắng trước QPR và các cầu thủ trẻ sẽ thêm tiến bộ”, Ray Wilkins, trợ lý HLV Ancelotti phát biểu.
(Theo VTC)
Chelsea sau lệnh cấm của FIFA: “Ăn theo” mô hình Arsenal
Thứ Ba 08/09/2009 10:12(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên