Thứ Tư, 24/04/2024Mới nhất
Zalo

Burnley: Viện bảo tàng của Premier League thời toàn cầu hóa

Thứ Năm 28/12/2017 15:38(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Không phải Man Utd hay Liverpool, Burnley giờ mới là viện bảo tàng lưu giữ những giá trị bóng đá thuộc về người Anh, đứng nép mình trong dòng chảy toàn cầu hóa của Premier League .

 
Cựu thủ thành Paul Robinson đưa ra góc nhìn về Burnley dưới thời Sean Dyche. Hè vừa rồi, Robinson nói lời chia tay nghiệp cầu thủ sau một năm rưỡi gắn bó với Burnley, mô tả đội bóng của Sean Dyche với những đặc điểm xây dựng dựa trên các quy tắc nhỏ, một số hình phạt tùy tiện và văn hóa tố cáo bí mật.
 
Burnley Vien bao tang cua Premier League thoi toan cau hoa hinh anh
Burnley là một hiện tượng thú vị tại Premier League mùa này.

Không bộ nỉ thể thao trên sân tập. Không mũ, găng tay, tai nghe khi di chuyển trong những chuyến làm khách. Trung tâm của những quy tắc là "bánh xe số mệnh", thứ gây ra sự kinh hoàng cho các cầu thủ nếu họ phạm lỗi nhỏ như mang tất không đúng, vứt áo của câu lạc bộ trên sàn nhà, hoặc bị tố theo phong cách dân chủ Đức bởi các đồng đội hoặc thành viên ban huấn luyện.
 
Cầu thủ phạm lỗi phải quay "bánh xe số mệnh" với những chữ cái trên đó. "E" có nghĩa là Elvis Presley, đồng nghĩa với việc cầu thủ đó phải đến vào buổi sáng hôm sau bằng việc hóa trang giống với Elvis, cũng như trình bày một bài hát. "B" có nghĩa là "Boyband" - nhóm nhạc nam, người mắc lỗi được chọn 3 đồng đội rồi biểu diễn như một nhóm nhạc thực thụ. 
 
Đó có phải chất Anh?
 
"Dyche có chính sách tuyển mộ cực kỳ nghiêm ngặt" - Robinson giải thích về "chất Anh" tại Burnley: "Người được mang về chắc chắn phải là mẫu cầu thủ ông ấy muốn. Không chỉ là phong cách thi đấu, mà còn phải phù hợp với khuôn mẫu nhất định".
 
Để mô tả những gì xảy ra ở Burnley dưới thời Sean Dyche, "chất Anh" có lẽ là thứ chính xác nhất. Không chỉ về văn hóa, mà còn về mặt nhân sự nữa. Trong khi Premier League là biểu trưng cho sự toàn cầu hóa trong bóng đá, Burnley - đội bóng gây ấn tượng tốt mùa này trên sân cỏ - là nơi hiếm hoi lưu giữ những nơi thuộc về Anh quốc. Những cầu thủ đến đây phải bắt nguồn từ Khối thịnh vượng nói tiếng Anh, bao gồm cả những cầu thủ nước ngoài như Steven Defour (Bỉ) hay Ashley Barnes (Áo).
 
Burnley Vien bao tang cua Premier League thoi toan cau hoa hinh anh 2
Burnley như bức tường ngăn làn sóng toàn cầu hóa xâm nhập vào Premier League.

Xét theo một góc nhìn khác, Burnley là ngoại lệ thuộc về phạm trù nhân khẩu, một khu tự trị của bóng đá "kiểu Anh" trong môn thể thao đang hàng ngày toàn cầu hóa với phạm trù quốc gia giống như đường biên giới lỏng lẻo. Sự thật là khái niệm "bóng đá Anh" được xác định chặt chẽ hơn, thậm chí có một số rào cản để tiến nhập vào đội bóng của Sea Dyche: Thành thực và không chấp nhận sự ôm hôn. Anh phải là đá, không phải kéo và chắc chắn đếch phải giấy. 
 
Hồi còn ở Sunderland, David Moyes từng đẩy Didier Ndong lên băng ghế dự bị để nhường chỗ cho Jack Rodwell và Darron Gibson, lời giải thích đơn giản là 'muốn có nhiều chất Anh hơn ở khu trung tuyến'. Thế nhưng so với Moyes, Sam Allardyce hay Tony Pulis, Burley của Sean Dyche vẫn tuân thủ "chất Anh" theo một cách nghiêng về cực đoan. Ví dụ, Burnley không bao giờ chiêu mộ những cầu thủ từ châu Á hoặc Bắc Phi, cầu thủ duy nhất của họ đến từ khu vực Mỹ Latinh, Diego Penne chỉ ra sân đúng một trận tại giải ngoại hạng Anh. 
 
Điều gì dẫn tới thực trạng này: Hành động vô thức hay chỉ là ngẫu nhiên? Nhưng dù có thích thú với điều này hay không, Burnley trở thành hiện tượng, một viên đá tảng ghim chặt nét văn hóa Anh "truyền thống" trong bóng đá trước dòng nước xiết của những luồng văn hóa ngoại quốc đang ngày ngày hợp lưu tại Premier League: Chất địa phương chống lại sự toàn cầu hóa, hệ thống khép kín chống lại thị trường mở,...
 
Burnley Vien bao tang cua Premier League thoi toan cau hoa hinh anh 3
Burnley như một viện bảo tàng lưu giữ chất Anh tại Premier League.

Người ta có thể nhìn thấy hình bóng của Brexit trong chính Burnley từ chiến lược tuyển dụng đến phong cách bóng đá. Chẳng một đội bóng nào tại Premier League lúc này xây dựng hệ thống cốt lõi xoay quanh "chất Anh" mạnh bằng Burnley.

Ngay cả Stoke thời Tony Pulis cũng xây dựng dựa trên cốt lõi là những người đến từ Senegal, hay Leicester khôi phục ánh hào quang của sơ đồ 4-4-2 tưởng như đã lỗi thời của người Anh trong năm 2016 cũng dựa trên nền tảng của những "kẻ ngoại lai": Huấn luyện viên người Italia, tiền vệ sáng tạo người Algeria, máy quét khu trung tuyến người Pháp và ông chủ sau màn người Thái Lan. 
 
Burnley bây giờ là một hiện tượng, đứng nép mình trong dòng chảy toàn cầu hóa của Premier League như viện bảo tàng lưu giữ những giá trị bóng đá thuộc về người Anh.

Champions League 2017-18: Thời hoàng kim của người Anh trở lại?
Lần đầu tiên trong lịch sử, 5 đại diện của một giải vô địch quốc gia cùng vượt qua vòng bảng Champions League. Liệu bóng đá Anh đang trở lại thời hoàng kim?
Như Đạt (TTVN)
 

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X