Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

"Bố già bóng đá thế giới" và bí quyết thành công ở MU

Thứ Bảy 27/08/2011 16:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Với việc trình làng 'lũ tiểu quỷ' thế hệ thứ 4 đầy lợi hại, Sir Alex đã thể hiện khả năng đặc biệt khiến ông giành được nhiều danh hiệu hơn bất cứ ai tại xứ sở sương mù - hồi sinh và phục hưng đội bóng. Ở tuổi 69, HLV người Scotland vẫn giữ nguyên được khát khao chiến thắng. Với mỗi lớp cầu thủ, ông đều tìm được nguồn cảm hứng mới để làm việc. Bí quyết thành công của ông là gì?

Hình mẫu Milan

Khi Brian McClair được hỏi về vai trò của mình tại MU năm 1995, thời điểm thế hệ Beckham, Butt, Scholes và Neville trình làng, tiền vệ lão tướng (khi đó 32 tuổi) bực mình cho biết: "Tôi giống như người trông trẻ vậy". Hiện tại, McClair đang giữ cương vị giám đốc trung tâm đào tạo trẻ của MU.

Chi tiết này thể hiện sự chú trọng của HLV Alex Ferguson vào tính kế thừa trong đội hình. Từ Bryan Robson tới Denis Irwin, Laurent Blanc tới Ryan Giggs, Ferguson luôn giữ lại những chiến binh dày dạn và tin tưởng nhất để lãnh nhiệm vụ dìu dắt thế hệ tiếp theo.

Ferguson rất chú trọng tới yếu tố kế thừa tại MU. Ông luôn biết cách đưa đội bóng trở lại đỉnh cao sau thời kỳ khủng hoảng ngắn hạn

Sự kết hợp tài tinh giữa kinh nghiệm và sức trẻ là yếu tố quan trọng nhất trong những thành công gần đây của 'bầy quỷ đỏ'. Ryan Giggs cho biết: "Tôi hiểu tôi sẽ không thể xuất phát trong mọi trận đấu nhưng với kinh nghiệm bản thân, tôi vẫn có cách cống hiến tốt nhất ở độ tuổi của mình".

Còn nhớ, cuối mùa trước, MU gia hạn hợp đồng thêm 1 năm với Michael Owen, cầu thủ được sử dụng chủ yếu tại League Cup và FA Cup. Đây là hai đấu trường Sir Alex giao hoàn toàn trách nhiệm cho các cầu trẻ. Họ đã học hỏi được nhiều điều từ kinh nghiệm chinh chiến hàng chục năm của 'cựu thần đồng bóng đá Anh'.

Có thể thấy, những Owen, Giggs, Scholes, Neville đóng vai trò không khác gì Maldini, Nesta, Seedorf ở Milan, đội bóng từng dạy MU bài học về kinh nghiệm thi đấu năm 2005. Sự góp mặt của những cái tên lão luyện từng vô địch nhiều giải đấu sẽ giúp phòng thay đồ đi vào kỷ cương hơn.

Đừng mua, hãy tạo nên các ngôi sao

Có gì chung giữa Dimitar Berbatov, Teddy Sheringham và Henning Berg? Kể từ sau Cantona, họ là những cái tên duy nhất được Sir Alex chiêu mộ khi đã vượt quá tuổi 27. Rio Ferdinand trở thành hậu vệ đắt giá nhất nước Anh khi mới 23 tuổi. Rooney là cầu thủ tuổi 'teen' đắt nhất thế giới năm 2004. Và mới đây, trung vệ 19 tuổi Phil Jones cập bến MU với giá gây sốc - 16,5 triệu bảng.

Lý luận của Ferguson rất rõ ràng: đào tạo các cầu thủ tiêm năng trở thành ngôi sao chứ không bỏ ra mức phí khổng lồ để đưa về Old Trafford một tên tuổi đã thành danh. Năm 2003, David Beckham rời nước Anh chuyển sang Real Madrid. 'Hiện tượng' của PSG, Ronaldinho đã được liên hệ nhưng cuối cùng MU lại bỏ ra 12 triệu bảng để mua một cậu nhóc vô danh mới 17 tuổi. Đó là Cristiano Ronaldo.

Từ chối Ronaldinho để đem về Old Trafford một cậu nhóc vô danh 17 tuổi, Ferguson đã đào tạo nên một trong những cầu thủ xuất chúng nhất của bóng đá đương đại.

Lần về quá khứ, có thể nói Lee Sharpe là cái tên đánh dấu sự khởi đầu cho chính sách 'gặt lúa non' của MU. "Tôi vẫn nhớ như in ngày khởi hành Torquay [miền Nam nước Anh], tôi đã nghĩ MU sẽ cử một chiếc taxi hoặc một đại diện đến đón. Nhưng khi tàu vừa mới vào sân ga Manchester, tôi không tin vào mắt mình, Ferguson đã đứng đợi tôi ở đó", Lee Sharpe, khi ấy còn chưa rời ghế nhà trường, hồi tưởng lại kỷ niệm năm 1988.

Cứng rắn ngay cả với các "ông sao"

Có thể kể ra đây một loạt các nạn nhân của HLV nổi tiếng với biệt danh 'máy sấy tóc' nhãn hiệu Alex trong suốt 25 năm ông nắm quyền. Jaap Stam phải cuốn gói khỏi Carrington ngay sau cuốn tự truyện tiết lộ hậu trường đội bóng phát hành, Roy Keane trong một phút bốc đồng dám "bật" thầy cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Còn đó Beckham và nghi án 'chiếc giày bay'. Ở Old Trafford có một luật bất thành văn: "Chống đối Alex Ferguson là đi".

Dù có là thủ quân hay ngôi sao được ái mộ hơn cả thủ tướng, Sir Alex vẫn "trảm" như thường.

Van Nistelrooy đến giờ vẫn không hiểu nổi mình đã làm gì để đến nỗi bị tống khứ khỏi MU theo cái cách bi đát như thế. Cùng chung cảm nghĩ với danh thủ Hà Lan còn có Paul McGrath, Norman Whiteside, đại diện chuyển nhượng Tony Collins.

"Một vài người có thể không bao giờ đưa ra một quyết định lớn. Nhưng tính quyết đoán lại là một yếu tố đóng vai trò quyết định trong quản lý. Chúng tôi muốn thành công liên tục và khi một cầu thủ đã đứng tuổi, đó là lúc họ nên ra đi", Ferguson nhấn mạnh.

Toàn quyền kiểm soát

Ở MU trước kia, không phải tất cả các bộ phận đều thuộc quyền điều hành của Ferguson. Nhưng ông là HLV nắm quyền lực lớn nhất nếu so với toàn bộ các đồng nghiệp khác ở Anh. Đơn cử như việc giám đốc điều hành David Gill luôn có buổi họp thứ 6 hàng tuần với HLV trưởng tại Carrington chứ không phải văn phòng của ông ở Old Trafford.

"Điều quan trọng là phải kiểm soát được các cầu thủ cũng như các bộ phận khác. Tôi đồng ý với Ferguson về quan điểm này. Nhưng ông ấy đã ở MU quá lâu rồi. Điều đó thật dễ với ông. Còn với tôi, nó quá khó để thực hiện", Roberto Mancini than thở.

Ferguson, theo mô tả của Alex McLeish là "Bố già trong thế giới bóng đá", vẫn thâu tóm quyền lực trong suốt 6 năm qua sau khi gia đình Glazer thôn tính MU.

(Theo VTC)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Video

Xem thêm
top-arrow
X