Vì sao Arsenal thành công? Các "pháo thủ" đã chơi bóng với tinh thần đồng đội cao, các cầu thủ gắn bó với nhau…. Nhưng ai đã nghĩ ra chuyện đó?
Bên cạnh các chuyên gia dinh dưỡng, các đầu bếp, kỹ thuật viên massage và những trợ lý cầu thủ, không đội bóng nào tại Premier League lại không có một chuyên gia tâm lý thể thao.
Ngoài những thuật ngữ (và cả lỗi chính tả) trong một số đoạn đầu của tài liệu này, đề cập đến “sự mạnh mẽ” và “sự cân bằng và các lợi ích tối quan trọng nó đem lại cho cuộc sống chúng ta”, chuyên gia tâm lý của ông Wenger đã nhắc nhở các cầu thủ rằng họ đang là một tập thể thống nhất. Mục đích của cuộc gặp gỡ này có lẽ là để “làm mới” trạng thái tâm lý của các cầu thủ sau những diễn biến của 7 ngày trước, khi họ phải gặp Blackburn Rovers (thắng 4-0), Dynamo Kiev (hòa 1-1), rồi đi lên phía Bắc để gặp Bolton (sau đó giành chiến thắng 3-1).
Chuyên gia tâm lý này, chỉ được biết có tên là Tim, cũng khuyên các cầu thủ “đoàn kết với nhau” - một thông điệp sau đó được đội trưởng William Gallas lặp lại trước khi ra sân. Tim cũng nói với các cầu thủ rằng “hãy thể hiện khát vọng chiến thắng bằng tất cả những gì các bạn có thể làm”. Chắc đây không là phải câu nói mà ông Wenger thích, bởi ông… cũng muốn nói thế với các cầu thủ. Và những gì Tim muốn đã được các cầu thủ thỏa mãn khi Arsenal đã đè bẹp đối thủ trên sân Reebok.
Martin Perry, một trong những chuyên gia tâm lý thể thảo hàng đầu của nước Anh nói: “Tài liệu này là một dạng khế ước tinh thần chung của các cầu thủ, và họ sẽ dựa vào đó để hành động để trở thành một tập thể. Tạo được sự gắn kết của các cầu thủ sẽ giống như việc giúp đội bóng có thêm..cầu thủ thứ 12. Khi các cầu thủ quý mến nhau, họ sẽ không muốn làm đồng đội thất vọng. Trong bản khế ước này, thường có từ 10-14 điều, nhưng các cầu thủ thường chỉ nhớ 1 hoặc 2 điều và sẽ lấy đó là định hướng suy nghĩ. Nếu có cầu thủ nào “quên”, một cầu thủ có uy tín trong đội sẽ “nhắc nhở” bằng hành động hoặc lời nói”.
(Theo Thể Thao Văn Hóa)