Thứ Ba, 24/09/2024Mới nhất
Zalo

Arsenal: Cần một vật tế thần

Thứ Năm 13/12/2012 08:10(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Năm 1993, Diego Maradona quay trở về Argentina để trốn những phiền toái mà giới truyền thông châu Âu mang lại cho ông sau scandal sử dụng cocaine. Ở đó, người Argentina yêu quý ông. El Diego không bị biến thành câu chuyện trang bìa, không nhận những dèm pha.

1. Nhưng rồi một buổi sáng đầu năm 1994, cảnh sát ập vào nhà Maradona khi ông đang ngủ: Cậu bé vàng bị bắt vì tội tàng trữ cocaine.

El Diego chuẩn bị bước ra khỏi cửa. Rồi ông bất chợt nhận ra rằng phía ngoài có quá nhiều tiếng ồn. Ông quay sang hỏi người cảnh sát phụ trách cuộc bắt giữ: “Có phóng viên ở ngoài kia à?”. Người cảnh sát xác nhận. Thần tượng ngỗ ngược của bóng đá Argentina mỉa mai: “Thế thì ông thắt lại cà vạt đi. Ông sẽ lên TV đấy!”.

Arsenal đá kém quá mà Wenger vẫn bảo đá tốt. Kể cũng lạ
 

El Diego không giấu nổi sự ngạc nhiên khi người cảnh sát thắt lại cà vạt thật. Giây phút ấy, Maradona hiểu rằng mình là vật tế thần. Một cuộc bắt giữ có hàng chục phóng viên đi theo, nghĩa là đã được lên kế hoạch, chứ chẳng phải đột kích gì. Đất nước Argentina khi ấy có nhiều vấn đề, và họ cần một điều gì đó để lèo lái dư luận. Diego Maradona được “chọn”.

Câu chuyện về người cảnh sát thắt lại cà vạt được Maradona kể lại đầy chua chát trong hồi ký. Vấn đề của câu chuyện ấy, không phải là Maradona có tàng trữ cocaine, có tội hay không, mà là người ta đang cần ông có tội.

2. Đó là một chiến thuật tâm lý đơn giản: trước một mớ bòng bong, người ta cần một kẻ hứng đầu chịu tội. Đó không phải cách giải quyết vấn đề, mà là cách mua thêm thời gian.

Chiến thuật ấy, được áp dụng nhiều nhất lên các HLV. Nghề ấy nguy hiểm, bởi vì bất cứ lúc nào, họ cũng sẽ trở thành kẻ bị tế thần khi đội bóng đi xuống. Đó là cách làm dễ dàng nhất của các vị chủ tịch để yên lòng CĐV và ổn định tâm lý cầu thủ. Dù ai chẳng biết rằng một đội bóng thua, lỗi không thuộc cả về HLV trưởng. Và cũng như trong câu chuyện của El Diego, cuộc tế thần được thực hiện để… chụp ảnh, viết bài, đăng báo chứ không phải thực thi công lý. Việc “vật tế” có tội không, tội ở mức nào, không quan trọng nữa.

Arsenal đã trải qua một quãng thời gian không thể tồi tệ hơn. Wenger tất nhiên đã có nhiều sai lầm. Nhưng sai lầm của Wenger tạo ra bao nhiêu phần trong thảm cảnh của Pháo thủ ngày hôm nay, có tác động lớn bằng các chính sách của GĐĐH Ivan Gazidis hay ông chủ Stan Kroenke không, sẽ không thể kiểm chứng được.

Nhưng CĐV Arsenal đã nổi điên. Họ giăng đầy những biểu ngữ phản đối BLĐ trước sân Emirates. Ông chủ tịch Peter Hill-Wood mới đây đã phải nhập viện vì trụy tim, không biết là do tuổi già hay do áp lực từ những cuộc biểu tình…

3. Việc sa thải HLV Arsene Wenger lúc này là có thể xảy ra. Sẽ có một bộ phận CĐV Arsenal phản đối. Nhưng hãy nhớ rằng những cuộc sa thải HLV thường không cần lý lẽ. Các Liverpudian đã biểu tình dữ dội trong ngày Rafa Benitez ra đi. Các CĐV Tottenham hóa trang thành Harry Redknapp để đến White Hart Lane “đòi ghế”. Các CĐV Chelsea đến bây giờ vẫn nhớ Jose Mourinho.

Nhưng không đuổi HLV, chẳng lẽ lại đuổi… chủ tịch? Nếu điều đó xảy ra, thì hãy nhớ rằng nó không hẳn đến từ những sai lầm của Arsene Wenger, mà người ta đơn giản cần một cuộc sa thải. Như người Argentina cần một cuộc bắt giữ Maradona…

Đức Hoàng - Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Khối bê tông 10 người của Arsenal và một Man City quá trung thành với triết lý

Khối bê tông 10 người của Arsenal và một Man City quá trung thành với triết lý

Khối bê tông 10 người của Arsenal và một Man City quá trung thành với triết lý

Tấm thẻ đỏ cuối hiệp một của Leandro Trossard đã khiến phần còn lại trong cuộc đấu hứa hẹn nhất Premier League cuối tuần qua giữa Man City và Arsenal trở nên một chiều, như một vòng tuần hoàn, cho đến khi John Stones ghi bàn gỡ hòa 2-2 chung cuộc ở những thời khắc cuối cùng.

Video

Xem thêm
top-arrow
X