Thứ Năm, 14/11/2024Mới nhất
Zalo

Từ Stade de France đến Wembley: Barca và kí ức 5 năm

Thứ Ba 24/05/2011 13:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đội bóng đến từ Catalunya ấy đang trải qua một trong những chu kỳ đẹp nhất trong lịch sử tồn tại của mình và sẽ là đẹp nhất nếu Pep đưa Barca vô địch Châu Âu thêm một lần nữa. Cái vòng quay 5 năm thật ngắn ngủi, nhưng vô cùng ý nghĩa với họ, ngần ấy năm thôi, Barca đã làm được làm vua Châu Âu nhiều hơn 100 năm tồn tại của mình.

Từ Stade de France đến Rome

Từ Rijkaard đến Pep, điểm chung giữa họ cùng Barca : Giành Champions League và Liga cùng một lúc. Giữa 2 sân đấu ấy, 2 trận chung kết, 3 năm đã qua. Đã có những người đến và đi, nhưng những người con của Barca và La Masia vẫn còn ở lại. Lúc ấy Rijkaard có Valdes, Puyol, Xavi, Iniesta và Messi, Pep cũng có họ để làm chứng nhân cho 2 lần nâng Cúp, ông còn thêm vài cầu thủ ngoại quốc nữa, nhưng lực lượng nòng cốt vẫn là những người kể trên. Không chỉ đóng vai trò then chốt trong cách vận hành, họ còn là đại diện cho một triết lý bóng đá của Barca.

Barcelona đang là đội hùng mạnh nhất châu Âu

Ở thời Rijkaard lúc ấy, người ta nể phục Barca vì họ chơi bóng với sự ngẫu hứng, làm say lòng người với nét đẹp của cách chơi tấn công đầy đột biến và thăng hoa. Người sáng chói nhất của HLV người Hà Lan là Ronaldinho, Camp Nou không quên anh, sẽ không ai có thể quên được nhưng đường chuyền mà mắt nhìn về hướng khác, những cú vẩy bóng, lắc hông hay những kĩ thuật cá nhân siêu việt mà không ai bắt chước được từ anh. Không ai xứng đáng hơn Ronaldinho làm đại diện tiêu biểu cho một Barca hoa mỹ lúc đó cả. Nhưng anh cũng sa sút quá nhanh, khi Pep lên nắm quyền, Ronaldinho phải ra đi và một Barca khác đã ra đời.

Từ sân cỏ nước Pháp đến Italia, Barca đã thay đổi rất nhiều, năm mà họ đoạt Champions League lần thứ 3, tập thể Barca, một đội ngũ mà sự thống nhất và kết dính đến độ đáng kinh ngạc đã vươn lên đỉnh vinh quang với một tốc độ không tưởng vì Pep mới dẫn dắt họ mùa đầu. Tư tưởng tiến công của ông, sự khoa học trong lối chơi và sự trưởng thành của những hạt nhân đã được trui rèn từ thời Rijkaard, Barca lại lên ngôi sau 3 năm. Sự lãng mạn vẫn được duy trì, nhưng Barca của Pep không phụ thuộc vào một cá nhân đơn độc. Thật khó để lựa chọn một ai đó làm đại diện tiêu biểu cho Barca thời ấy dù Messi lúc đấy đoạt QBV. Hãy chọn cả đội, còn cá nhân ư, hãy dành mọi lời khen cho Pep!

Từ Rome đến Wembley

Nhanh chóng, Barca lại góp mặt trong trận chiến cuối cùng sau một năm bị loại, và vẫn là Pep cùng các học trò. Barca đang nhắm đến một cột mốc vĩ đại khác trong một mùa giải mà dường như họ đạt đến đỉnh cao của sự hài hòa công thủ và cũng ở đỉnh của tiqui-taca. Vẫn 5 chiến binh ấy, 5 người do La Masia đạo tạo nên, so với 2 năm trước, vai trò của họ vẫn không đổi, vẫn là những trụ cột ở các tuyến và là những người có nhiệm vụ duy trì “chất” Barca. Quân đoàn của Pep lúc này không phải hiện tượng như lúc ông mới nắm quyền nữa, đó là một cỗ máy hủy diệt mà đối đầu với họ, tất cả đều phải lép vế về thế trận. Barca của Pep nhường hẳn khái niệm đối phó cho đối thủ, họ ra sân và chơi thứ bóng đá của riêng mình.

Từ lúc mà trọng tài Massimo Busacca thổi còi kết thúc trận Barca-M.U cách đây 2 mùa bóng đến lúc tiếng còi mở màn trận tái đấu giữa họ năm nay vang lên, Barca đã đi theo một hành trình chinh phục với sự tiến bộ dần lên của các trụ cột. Những gì đã hay, nay còn hay hơn nữa. Từ Rome đến Wembley, sự thăng tiến của Messi phản ánh những gì rõ nét nhất quá trình Barca duy trì và đạt đến một đẳng cấp cao hơn. Bây giờ, có thể xem anh như Ronaldinho thời Rijkaard về mặt hình ảnh của Barca giai đoạn này. Nhưng khác với tiền đạo người Brazil, Messi và Barca của Pep chưa đi đến cuối bước đường chinh chiến, họ chưa cho thấy đâu là giới hạn của mình!

Ở Stade de France, không có Messi vì anh chấn thương, nhưng Iniesta, Puyol và Valdes đều ra sân, thủ lĩnh của Barca giờ là Xavi ngồi dự bị. Ở Rome, cả 5 đều xung trận. Và giờ thì họ đón chờ 90 phút ở Wembley, ngắn ngủi với một đời người nhưng rất dài với sự chờ đợi. Cái đẹp nào cũng cần danh hiệu cả, Pep… 

Con số

12: Từ thời điểm vô địch Champions League năm 2009 đến trước trận chung kết này, Barca còn 12 cầu thủ trong đội có thể lặp lại thành tích vô địch. Đó là : Valdes, Alves, Pique, Puyol, Abidal, Busquets, Xavi, Iniesta, Messi, Pedro, Bojan, Keita. 2 năm trước, Alves và Abidal đều vắng mặt.
3: Chung kết với M.U sẽ là lần thứ 3 Pep cùng Barca xuất hiện ở Wembley. Lần đầu với tư cách cầu thủ, ông đã đoạt Cúp C1 năm 1992, lần thứ 2 là năm 1999, Pep cùng Barca đánh bại Arsenal (4-2) tại sân đấu này ở vòng bảng Champions League 199-2000.

5 năm lịch sử

Barca của Rijkaard - 2006

Thành tích : Vô địch Champions League
Số bàn thắng : 24
Chân sút số 1: Ronaldinho – 7 bàn

Barca của Pep - 2009

Thành tích: Vô địch Champions League
Số bàn thắng : 32
Chân sút số 1: Messi – 9 bàn

Barca của Pep - 2011
Thành tích: -
Số bàn thắng : 27
Chân sút số 1: Messi –11 bàn


(Theo báo Bóng Đá) 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Adriano: Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Những lời tâm sự được chính cựu danh thủ Adriano viết trên website The Players’ Tribune, về nhịp sống tại khu ổ chuột nơi anh sinh thành, về quyết định rời bỏ thế giới bóng đá đỉnh cao hào nhoáng để tìm lại về nơi đây.

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Vòng đấu thứ 12 Serie A mùa giải năm nay khép lại với trận hoà 1-1 giữa hai kẻ đang dẫn đầu bảng xếp hạng là Inter Milan và Napoli. Trận hoà này cùng với những trận thắng trước đó của những Juventus, Atalanta, Fiorentina và Lazio đã khiến cho bảng xếp hạng ở những vị trí dẫn đầu trở nên vô cùng chật chội.

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X