Thứ Bảy, 11/05/2024Mới nhất
Zalo

Từ Coppa Italia đến Serie A: Cái bĩu môi méo miệng của Ibra

Thứ Sáu 22/04/2011 13:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cái bĩu môi trong câm lặng của Ibra sau khi mở tỉ số trước giống như một hành vi phòng ngừa những án phạt mới giáng lên đầu anh, sau cái mấp máy môi tai họa trong trận gặp Fiorentina cách đây hơn mười ngày (Milan thắng 2-1). Các chuyên gia đọc khẩu hình phát hiện ra rằng đó là một câu chửi tục tĩu, và họ nghĩ Ibra đã chửi trọng tài...

Và thế là anh sẽ chia tay đường đua Scudetto trong gần một tháng, sau giây phút lỡ miệng văng ra một câu chửi thề mà phần lớn các đồng nghiệp của anh ở Italia, trên toàn thế giới, và đôi khi là cả trong những ứng xử hàng ngày đời thường, người ta vẫn lôi ra để giải tỏa những bức xúc trong người. "Vaffa..." (tương tự câu chửi Fu*k của người Anh), Ibra đã nói thế đấy. Nhưng với một câu chửi hú họa như thế, nếu muốn nhắm đến ai đó, thì nó thường sẽ đi kèm với động tác chỉ rõ ra rằng nạn nhân là ai. Băng hình ghi lại không cho thấy Ibra có bất cứ cử chỉ nào là nhắm đến trợ lý Nicoletti, người đã viết báo cáo sau trận rằng tiền đạo người Thụy Điển đã hai lần lăng mạ ông ta.

Ibra và cái bĩu mỗi sau khi ghi bàn cho Milan

Nhưng án phạt thì đã được đưa ra, và đơn chống án của Milan cũng đã bị bác bỏ. Bài học mà Ibra rút ra được sau án kỷ luật vừa qua đơn giản chỉ là sự im lặng. Anh đã học cách đóng kín cái miệng mình lại, và chỉ biểu lộ sự phản đối ngạo nghễ qua một cái bĩu môi mồm méo xệch. Cái bĩu môi méo mồm ấy, anh từng sử dụng trong phòng họp báo trước trận lượt đi vòng 1/8 giữa Milan và Tottenham ở Champions League. Một cái bĩu môi coi thường. Nhưng nếu thái độ khinh miệt đối thủ trước trận đấu ở Champions League đã phải trả giá, thì cái bĩu môi trong trận gặp Palermo sẽ là để dành cho tương lai. Còn hiện tại, thì Ibra đã chiến thắng...

Vì sao? Ít nhất thì không ai có thể nhìn vào cái mấp máy môi để phạt anh, khi hàng chục camera chĩa vào khuôn mặt của tiền đạo người Thụy Điển, và chờ anh buông ra một câu tục tĩu nào đó, như Rooney đã từng bị treo giò hai trận vì chửi tục vào camera chẳng hạn (là vì nhắm vào camera, nên có thể cho rằng Rooney nhắm vào khán giả truyền hình chăng?), nhưng chỉ nhận được một cái bĩu môi đáng ghét. Cái bĩu môi trong câm lặng.

Im lặng mà đá, Milan!

Im lặng và lao động cật lực. Đó là Ibra trước Palermo. Không phải một kẻ ích kỷ nhiều lần bỏ ngoài tai những chỉ đạo của HLV để chơi theo ý thích của mình, đứng vân vê bóng ở ngoài 30 mét cuối cùng và làm chậm nhịp tấn công của cả đội. Không phải một chân sút chỉ chăm chăm đi tìm những khoảnh khắc ghi bàn kinh điển nữa, mà là một Ibra đơn giản và chấp nhận sống trong sự im lặng. Như pha "chui từ dưới đất" lên và đệm bóng tinh tế vào lưới Palermo mở tỉ số, một bàn thắng mà anh thường không mấy khi thực hiện, và có vẻ cũng chẳng muốn thực hiện. Như khi anh chấp nhận chơi bóng với cái áo bị rách toạc phía sau lưng, trong một tình huống mà Ibra đáng ra đã kiếm về cho Milan một quả penalty.

Không cần phải mấp máy cái miệng tội vạ đã biến anh bỗng dưng trở thành kẻ ngoài cuộc trong cuộc đua giành Scudetto, và khiến Milan "mồ côi" tiền đạo ít nhất cho đến trận gặp Roma, Ibra cũng đã ném cái bĩu môi ấy đến đúng địa chỉ mà anh nghĩ nó phải đến. Bàn thắng ấy đã là câu trả lời của chân sút người Thụy Điển, và bây giờ, đến lượt Milan phải trả lời, khi quay trở lại cuộc đua Scudetto, với một hiện thực bày ra trước mắt: Họ sẽ không có hai tiền đạo tốt nhất trong 2 vòng sắp tới.

Nhưng khó khăn không phải là điều mà ứng cử viên lớn nhất cho Scudetto nên phàn nàn, nhất là khi Milan sẽ bước vào những vòng đấu cuối cùng với cách biệt 6 điểm với phần còn lại. Cũng như Ibra, sống trong im lặng và đáp trả lại bằng thái độ và những bàn thắng, hơn là những câu lầm bầm có thể khiến tai ương rơi xuống đầu anh bất thình lình. Từ nay cho đến cuối tháng năm, mỗi bước đi của Milan sẽ được soi qua một cái kính lúp. Im lặng là cách để xóa bỏ những nguy cơ hiện hữu từ sự hằn học (nếu có)...

Không có quà cho "lãnh đạo" Barbara

Vào cái ngày mà Barbara Berlusconi trở thành thành viên thứ 13 trong BLĐ Milan, sau một cuộc bỏ phiếu thông qua với sự nhất trí cao độ. Sự kiện ấy đến đúng vào ngày Milan biết rằng án treo giò 3 trận với Ibra được giữ nguyên, các báo cáo tài chính công bố rằng năm tài khóa 2010 đã khép lại với gần 70 triệu euro thua lỗ, trong khi năm 2009, con số đó chỉ là 10 triệu euro. Scudetto đầu tiên sau 7 năm đã rất gần, nhưng phía trước Barbara, là cả một con đường dài khó khăn mà cô phải đi. Trận lượt đi hòa 2-2 ngay trên sân nhà trước Palermo "hứa hẹn" đem đến cho Milan rất nhiều khó khăn trong chuyến làm khách ở trận lượt về trên Renzo Barbera, và Barbara cũng đã biết, cô sẽ phải đối diện với những gì trước mắt, khi thực sự là một mắt xích trong thượng tầng Milan.

Lịch thi đấu vòng 34

Thứ Bảy, ngày 23/04/2011
17h30: Roma - Chievo(2-2)
20h00: Bologna - Cesena (2-0) , Inter - Lazio (1-3), Udinese - Parma (1-2), Bari - Sampdoria (0-3), Palermo - Napoli (0-1), Cagliari - Fiorentina (0-1) , Genoa - Lecce (3-1)
Chủ nhật, ngày 24/04/2011

0h00: Brescia - Milan (0-3)
02h00: Juventus - Catania (3-1)

Chân sút hàng đầu
26 bàn: Di Natale (Udinese)
25 bàn: Cavani (Napoli)
19 bàn: Di Vaio (Bologna)

 (Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

48 trận bất bại của Bayer Leverkusen là chiến tích phi thường đến mức nào?

48 trận bất bại của Bayer Leverkusen là chiến tích phi thường đến mức nào?

48 trận bất bại của Bayer Leverkusen là chiến tích phi thường đến mức nào?

Có vẻ như đối với Bayer Leverkusen vô địch Bundesliga vẫn là chưa đủ thỏa mãn. Ý nghĩa của chiến tích này không chỉ đơn thuần là một danh hiệu, mà đó còn là chức vô địch quốc gia đầu tiên trong lịch sử 119 năm của Die Werkself, là dấu chấm hết cho sự thống trị kéo dài tới 11 mùa giải liên tiếp của Bayern Munich, là một chiến thắng ngoạn mục trước một đối thủ có quỹ lương cao gấp 4 lần quỹ lương của họ.

Real Madrid vào chung kết Champions League: Bản lĩnh nhà vua

Real Madrid vào chung kết Champions League: Bản lĩnh nhà vua

Real Madrid vào chung kết Champions League: Bản lĩnh nhà vua

“ Bóng đá là một trò chơi đơn giản, 22 người đuổi theo một quả bóng trong 90 phút, và cuối cùng, người Đức luôn luôn là người chiến thắng”. Đây là thông điệp đầy cay đắng mà Gary Lineker đã thốt ra sau khi tuyển Anh của ông thất bại trước người Đức sau loạt luân lưu ở vòng bán kết World Cup Italia 1990.

Xem thêm
top-arrow
X