Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Tại sao Juan Mata chọn áo số 8?

Thứ Sáu 31/01/2014 17:02(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Juan Mata chọn chiếc áo số 8 thay vì chiếc áo số 7 mang tính biểu tượng đã từng thuộc về những huyền thoại của CLB này, như George Best, Bryan Robson, Eric Cantona, David Beckham.v.v Anh không tự tin rằng mình có thể là một phần lịch sử của Man United?

Đó là một lời giải thích, nhưng cũng có một lý do khác có thể được tính đến: Mata tự coi mình là một mẫu cầu thủ cầm trịch, điều tiết trận đấu (số 8), hơn là một chuyên gia chạy cánh (số 7).

juan mata
 


Tại Old Trafford vào đêm thứ Ba, trong ngày ra mắt, Mata đã chứng minh rằng anh đúng là mảnh ghép Man United còn thiếu: Một người biết sáng tạo. Lịch sử CLB này được tạo nên từ những cầu thủ đá biên, nhưng thời kỳ ấy có lẽ đã qua. Mata là một thanh gươm báu ở 30 mét cuối cùng: Anh có thể tung ra những đường chuyền tàn phá, tạo ra không gian cho các đồng đội và đặt cả một thùng thuốc nổ trong cấm địa.

Cardiff không hẳn là một thuốc thử mạnh, nhưng Mata đã cho thấy giá trị của mình. Chơi ngay phía sau tiền đạo cắm, anh di chuyển rất tích cực và giúp bóng luân chuyển nhanh hơn và sáng tạo hơn ở trước cấm địa, dù đó là trận đấu anh không cầm bóng nhiều như thường thấy, chỉ với 65 lần chạm bóng trong 85 phút thi đấu. Nhưng chỉ thế là đủ: Man United giờ cần những cầu thủ có những cú chạm bóng tạo ra khác biệt, hơn là những người nhận bóng quẩn quanh ở giữa sân, vê đi vê lại và... chuyền ngang hoặc chuyền về.

Phil Jones và Ryan Giggs, những người tiếp đạn cho Mata, đã làm việc không thực sự tốt: Chỉ có 23,3% số đường chuyền của họ trong trận gặp Cardiff là hướng về phía trước, còn 71,1% còn lại là chuyền ngang hoặc chuyền về. Các CĐV Man United có quyền hy vọng rằng tỉ lệ này sẽ tốt hơn nhiều khi Michael Carrick trở lại: Anh là người thực hiện số đường chuyền về phía trước nhiều nhất Premier League từ đầu mùa đến giờ, 1380 lần.

Nếu táo bạo hơn nữa, David Moyes có thể tung cả hai tiền đạo của ông vào sân và bộ ba Mata - Rooney - van Persie sẽ gợi nhớ đến "tam giác quỷ" Ronaldo - Rooney - Tevez của mùa 2007-2008. Họ có thể chơi như 3 tiền đạo, cũng có thể lắp ghép với nhau trong sơ đồ 4-2-3-1, mà Rooney đá hộ công, còn Mata di chuyển sang phải.

Giá trị của Mata nằm ở đây: Trung bình 26,8 phút anh lại tung ra một đường chuyền có thể dẫn đến bàn thắng trong sự nghiệp của mình ở Premier League. Chỉ có David Silva của Man City, 24,8 phút/ lần, là cao hơn. So sánh: Nani, người sẽ bị Mata lấy mất chỗ, mất đến 35,2 phút để tạo ra một cơ hội ngon ăn.

Sir Alex Ferguson đã từng thất bại với canh bạc Juan Veron, một cầu thủ sáng tạo đắt giá, và ông không bao giờ đả động đến mẫu tiền vệ như thế nữa. Nhưng Mata là một trường hợp khác: Anh giữ bóng không rườm rà như Veron, và đã thích ứng với rất nhiều đời HLV của Chelsea, trước Jose Mourinho, cũng như lối chơi nhanh của bóng đá Anh.

Đó có thể là sự cứu rỗi cho Man United vào thời điểm này, và mở đầu cho một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của sáng tạo. Từ chối số 7 giống như một lời tuyên bố: Tôi không muốn chạy cánh, tôi là một cầu thủ sáng tạo. Tôi là Juan Mata.

theo thể thao văn hóa
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Xem thêm
top-arrow
X