Chủ Nhật, 17/11/2024Mới nhất
Zalo

Ronaldinho: Để giữ mãi những nụ cười răng hô

Thứ Tư 13/01/2010 14:34(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Điều mà Ronaldinho sợ nhất không phải là những chấn thương xuất hiện liên tục hay cảm giác yêu đời và bóng đá của anh tắt đi cùng với thời gian và tuổi tác, mà là niềm tin. Thực tế Milan 2 mùa bóng anh chơi ở San Siro cho thấy, một khi người ta thực sự coi anh là Ronaldinho, anh sẽ là Ronaldinho.

Ancelotti biết rõ Ronaldinho là cầu thủ dạng nào, và ông cũng chưa bao giờ mất đi sự nhạy cảm về kĩ chiến thuật của một người HLV khi đánh giá về anh. Nhưng với tư cách của một người bị bắt buộc phải dùng anh, ông không hề thích. Vị HLV hiện tại của Chelsea mô tả anh là một “trecante”, một dạng nửa “trequartista” (hộ công) nửa “attaccante” (tiền đạo), tóm lại là một dạng cầu thủ mà không có trong tư duy chiến thuật của ông. Đấy là lí do tại sao khi dẫn dắt Parma cách đây 10 năm, ông đã không chấp nhận việc CLB muốn đưa về Roberto Baggio, trong khi một số 10 điển hình khác đầy tài năng và đẳng cấp của calcio là Zola ông cũng tìm cách đẩy đi. Không có gì ngẫu nhiên khi ở mùa bóng trước, vị HLV người xứ Emilia miễn cưỡng sử dụng Ronaldinho lúc đầu mùa (7 bàn thắng ghi được trong nửa mùa giải là một bằng chứng cho thấy anh có phong độ tốt đến thế nào) và sau đó, ngay tức khắc gạt anh khỏi đội hình một thời gian dài vì không tìm được một sơ đồ thích hợp nhằm phát huy khả năng của anh bên cạnh Kaka.

Những vấn đề của Ancelotti rất dễ hiểu: 1) ông cưng nựng Kaka hơn bất cứ ai khác, 2) ông, một môn đệ trung thành của trường phái Sacchi, là một người bảo thủ và thận trọng. Ông luôn tìm kiếm sự cân bằng trong đội hình chiến thuật và chỉ sau 2 trận đấu áp dụng một lối đá phiêu lưu (thua Bologna và Genoa đầu mùa trước), ông đã thoái lui, 3) ông không thích Ronaldinho. Mùa trước, ông cần một trung phong đích thực hơn là Ronaldinho.

Ronaldinho, rộn ràng khúc Samba


Mùa bóng này, Ancelotti và cả Kaka đều đã ra đi. Các milanisti khóc thét khi chứng kiến một tương lai đầy u ám và bất trắc phía trước, và thực tế đã chứng minh điều ấy trong giai đoạn đầu. Leonardo chỉ là một tay mơ non kinh nghiệm so với Ancelotti, Ronaldinho đã hết thời và đến Milan chẳng qua vì Berlusconi ngông cuồng muốn những xác ướp sống lại, Nesta trở lại nhưng làm sao thay thế nổi Maldini và ảnh hưởng lớn lao của anh. Nhưng điều không thể tin nổi đã diễn ra từ sau trận hòa Atalanta (1-1) và hạ Roma (3-2) cuối tháng 10: chẳng còn ai nhớ đến Ancelotti hay Kaka, và Maldini giờ chỉ còn là những hoài niệm. Ronaldinho là nhân tố nền tảng cho sự hồi sinh của Milan trong mấy tháng qua. Anh đã ghi 6 bàn thắng ở Serie A, đóng góp vai trò quan trọng trong một chiến dịch đầy tham vọng nhằm đưa Milan trở lại đỉnh cao (dù trên thực tế, Milan hầu như không đầu tư gì và vẫn sở hữu một đội hình già nua cũ kĩ, thiếu chiều sâu) và là nguồn cảm hứng lớn lao cho các đồng đội. Ancelotti xây dựng một đội hình và một lối chơi bất biến xung quanh Kaka và Seedorf và thời gian đã bào mòn những ý tưởng của ông trong 6 năm tiền vệ người Brazil có mặt ở đây. Leonardo không xây dựng lối chơi trên một cá nhân cụ thể, nhưng vẫn dựa chủ yếu vào cảm hứng của Ronaldinho, giờ đã trở thành thủ lĩnh của đội, người bừng sáng khi thoát khỏi những tư duy chiến thuật gò bó, cứng nhắc và tránh dẫm chân lên Kaka và Seedorf của Ancelotti.

Được giải phóng bởi sức ép tâm lí và chiến thuật thời Ancelotti để hòa vào lối chơi phá vỡ mọi chuẩn mực về sự cân bằng của Leo, Ronaldinho trở thành nhân vật chính của một thực thể kì lạ có tên “LeoMilan”. Đấy không phải là một đội bóng, không là một tập thể vì nó không theo bất cứ cách tổ chức chiến thuật nào mà là tập hợp của các cá nhân xuất chúng chơi bóng sự mách bảo của bản năng và hướng đến một mục tiêu duy nhất có ý nghĩa: ghi thật nhiều bàn để chiến thắng. Sự khác biệt của Ancelotti và Leonardo trong cách đối xử với Ronaldinho là ở chỗ, Ancelotti sợ Ronaldinho lấn át Kaka, trong khi Leo là một người Brazil như Ronaldinho và hoàn toàn tin tưởng vào anh. Vị HLV trẻ có một cách đối xử đặc biệt với Romnaldinho và các đồng đội: không ngán ngại đụng chạm đến đội ngũ các nghị sĩ bất mãn (Inzaghi, Gattuso) nhưng Leonardo luôn thi hành chính sách “Gandhi” (theo tên của lãnh tụ vĩ đại của Ấn Độ theo thuyết bất bạo động). Chính anh có lần bảo: “Tôi luôn thích lấy lòng yêu thương và gần gũi với các cầu thủ thay cho việc to tiếng với họ. Gandhi cũng đã giải phóng Ấn Độ mà đâu cần đến việc lớn tiếng quát nạt một ai”. Ronaldinho đã hồi sinh từ cách đối xử ấy, từ niềm tin Leonardo đặt vào anh và một việc hết sức đơn giản mà mùa trước Ancelotti không (muốn) làm: cho anh ra sân thường xuyên.

Bây giờ, Milan đã trở thành một cỗ máy tấn công đáng sợ. 2 trận đấu gần nhất họ ghi đến 8 bàn thắng từ tất cả các góc độ và phương cách khác nhau, từ bóng sống cho đến bóng chết (cả 3 bàn trong trận gặp Juve đều đến từ đá phạt góc, cho thấy khả năng bóng chết của Milan đã tăng lên mạnh mẽ hơn nhờ sự có mặt của Beckham). Nhưng có một động lực lớn thúc đẩy Ronaldinho tỏa sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết: anh thèm World Cup. Dunga đã có 3 lựa chọn chắc chắn cho hàng công Brazil (Kaka, Robinho, Luis Fabiano) và anh sẽ chiến đấu cho 1 trong 2 suất cuối cùng. Anh còn 5 tháng nữa để chứng minh tất cả. Nhưng anh không quá lo lắng. Anh bảo: “Tôi không thấy sức ép nào hết. Tôi hạnh phúc với Milan. Nếu tôi cứ đá thế này, kiểu gì tôi cũng đi Nam Phi”...

31 Hợp đồng của Ronaldinho với Milan sẽ kết thúc vào tháng 6/2011, khi anh 31 tuổi. Hiện tại, một số đội Brazil đã bắt đầu ve vãn anh hồi hương, trong đó có Botafogo. Tuy nhiên, hầu như chắc chắn Milan sẽ gia hạn HĐ với anh.

Cuộc cách mạng mang tên Leo

Sự sủng ái Kaka và Seedorf tuyệt đối đã khiến Ancelotti ruồng bỏ Ronaldinho. Trong mùa bóng cuối cùng của ông ở Milan, việc bố trí thi đấu cùng lúc Kaka, Seedorf và Ronaldinho là điều hầu như không thể. Ancelotti đã làm điều ấy, nhưng những thất bại đã buộc ông phải hy sinh Ronaldinho, nhất là vào cuối mùa trước. Mùa này, không còn nữa Kaka, Ronaldinho không bị bó hẹp vào hành lang trái mà chơi rộng hơn, trong một sơ đồ mà Seedorf giảm khoảng trống hoạt động, chơi lùi hơn xuống phía dưới để hỗ trợ cho anh. Cả hành lang trái cũng như những khoảng trống đột phá bên đó là của Ronaldinho. Một khi được tin cậy và cho phép chơi như mong muốn, Ronaldinho lại là Ronaldinho. Như thời ở Barcelona.

Thiago Silva: Milan cũng không thể sống thiếu anh

Những con số nói rất rõ ràng: không có anh trên sân, Milan không thể chiến thắng. Kể từ đầu giải đến giờ, Milan đã hòa 3 trận (Bari 0-0, Atalanta 1-1, Zurich 1-1) và thua 3 trận (Zurich 0-1, Udinese 0-1, Palermo 0-2) khi không có Thiago Silva trong đội hình xuất phát, hoặc anh phải rời sân ngay từ đầu hiệp 1 do chấn thương. Chất thép và sự tỉnh táo của trung vệ người Brazil kết hợp với sự hồi sinh nhanh chóng đáng kinh ngạc về phong độ và tư chất thủ lĩnh của Nesta đã tạo thành một bức tường che chắn hiệu quả cho hàng thủ. Không chỉ có thế, anh và Nesta còn ghi bàn (như bàn vào lưới Genoa và 3 bàn của Nesta mùa này). Hệ thống thi đấu của Leonardo còn tạo điều kiện cho Thiago dâng cao và có thể sút bóng bất cứ lúc nào có thể (một cú nã đại bác của anh đã suýt làm tung lưới Juve). Thành công của Milan thời điểm này có công rất lớn ở họ, những người ở tuyến sau và góp công vào chiến thắng bằng cách: không những để thủng lưới ít hơn số bàn các tiền đạo ghi được, còn trực tiếp ghi bàn trong một thứ bóng đá có thể không đoạt Scudetto, nhưng tạo ra niềm vui và sự đam mê.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Ruben Amorim: Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Xem thêm
top-arrow
X