Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Phía sau ánh hào quang: Có một đế chế đang lung lay

Thứ Sáu 25/03/2011 13:41(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sau nhiều năm liên tục là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất khối EU, Tây Ban Nha đang đứng trước nguy cơ phá sản, khi hàng loạt tập đoàn có ảnh hưởng đã sụp đổ, chính phủ ngập trong những khoản nợ nước ngoài và tỉ lệ thất nghiệp đã lên tới mức cao nhất từ trước tới nay. Liệu điều tương tự có xảy ra với nền bóng đá Tây Ban Nha?

Không có gì phải bàn cãi, nền bóng đá Tây Ban Nha đang ở trong giai đoạn "đỉnh cao". Đội tuyển nước này hiện vừa là đương kim vô địch EURO vừa là đương kim vô địch World Cup. Hai ông lớn trong giải đấu của họ, Barca và Real Madrid, liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng về tiền bạc của hãng kiểm toán danh tiêu Deloitte. Nhờ hầu bao rủng rỉnh, Barcelona và Real Madrid đã quy tụ về dưới trướng của họ những ngôi sao sáng nhất của bóng đá thế giới, tiêu biểu là Kaka, Ronaldo, Messi, chủ nhân của các danh hiệu Quả bóng vàng từ năm 2007 tới nay. Trên bình diện thể thao, Barca với tiqui-taca bất khả chiến bại hiện là cái tên mà tất cả đều muốn tránh, trong khi Real Madrid đang từng bước tìm lại vị thế thống trị ở châu Âu với sự xuất hiện của "Người đặc biệt" Jose Mourinho.

Bóng đá Tây Ban Nha có suy thoái cùng với nền kinh tế?

Nhưng, như người ta nói, ánh nắng của Địa Trung Hải không thể soi sáng cho tất cả, vầng hào quang chói lọi mà “Seleccion” hay những CLB ưu tú như Real Madrid, Barca tỏa ra không đủ để xóa đi những khoảng tối đang tồn tại. Trong tuần lễ ngay trước khi thầy trò Del Bosque tiếp tục hành trình bảo vệ chức vô địch EURO, nền bóng đá Tây Ban Nha đã bị phủ đen bởi một loạt những sự kiện đáng xấu hổ. Từ những tiếng hú của loài vượn, điệu nhảy của bầy khỉ ngập tràn Vicente Calderon. Từ những cáo buộc, tấn công lẫn nhau liên quan tới vấn đề doping ở Barca, Real Madrid và Valencia. Tới chuyện ban tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp Tây Ban Nha, LFP, đòi hủy bỏ các trận đấu ở Liga và Segunda đầu tháng tới vì bất đồng với chính phủ trong vấn đề tiền bạc. Văn minh ở đâu? Hạnh phúc ở đâu?

Doping & phân biệt chủng tộc

Tuần lễ đáng xấu hổ của bóng đá Tây Ban Nha bắt đầu vào tối Chủ nhật tuần trước, khi phóng viên làm việc cho đài Cope, Juan Antonio Alcala, tiết lộ thông tin một quan chức Real Madrid cho biết sẽ yêu cầu RFEF quản lý chặt chẽ hơn công tác kiểm tra doping. Vị quan chức giấu tên kia tin rằng Valencia trước đây và Barcelona lúc này, trùng hợp thay lại là hai đội bóng đã khiến Real Madrid mất vị thế thống trị Liga trong một thập kỷ qua, đã và đang có liên hệ với những bác sỹ "không thực sự trong sạch". Hùa vào, tờ Marca dành tới 4 trang phàn nàn về tình trạng qua loa khi kiểm tra doping ở Tây Ban Nha, đồng thời cho đăng tải một bài viết độc giả nêu những nghi vấn liên quan tới thể lực quá tuyệt vời của các cầu thủ Barcelona, đặc biệt là Messi, trong những năm gần đây.

Cũng bắt đầu từ Bernabeu là những cáo buộc của huấn luyện viên Real Madrid, Jose Mourinho, rằng ở Liga đang tồn tại một chiến dịch "bàn tay đen" nhắm vào đội bóng của ông. Nhà cầm quân người Bồ, một cách gián tiếp, cho rằng trọng tài và các nhà làm lịch Liga đang cố gắng bằng mọi cách trao chức vô địch vào tay Barcelona. Phía Barcelona tất nhiên phản ứng dữ dội. Chủ tịch Rosell đòi kiện đài Cope ra tòa. Cựu Chủ tịch Laporta nói thẳng Real Madrid đứng sau lưng vụ việc. Thánh Johan yêu cầu Real Madrid xin lỗi. Còn báo chí Barcelona thì tỏ ra cay độc: "Cuộc chiến bẩn thỉu khởi đầu bởi Jose Mourinho và được hậu thuẫn bởi Florentino Perez này là không thể chấp nhận nổi!" Không biết ai đúng ai sai trong vụ này, chỉ biết rằng trong một cuộc đấu được cả thế giới theo dõi sát sao, ngần ấy đòn dưới thắt lưng là quá nhiều.

Nhưng Real Madrid không chỉ là hung thủ. Họ còn là nạn nhân. Trong trận derby Madrid với Atletico, tiền vệ Lass Diarra và hậu vệ Marcelo đã liên tục phải chịu đựng những hành vi phân biệt chủng tộc từ các cổ động viên chủ nhà. Họ hú lên như vượn mỗi khi Lass chạm được bóng, và hát vang "con khỉ Marcelo" mỗi lần hậu vệ người Brazil tiến sát đường biên ngang. Nhưng tệ hại nhất là cách người ta phản ứng sau đó. Trọng tài Teixerra không hề báo cáo những hành vi trên vào biên bản. Điều này cũng có nghĩa là vụ việc sẽ không bao giờ được đưa ra xét xử. Báo chí cũng chỉ đưa tin qua loa. Một số cầu thủ bản địa thậm chí còn cho rằng cách xử sự của các CĐV thế là bình thường, và thay vì "khóc lóc", các cầu thủ nên chấp nhận và sống cùng với chúng!

Doping, đòn bẩn, dàn xếp, phân biệt chủng tộc..., đó là cách mà nền bóng đá lớn nhất thế giới đang vận hành sao?
 
(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Xem thêm
top-arrow
X