“Người đặc biệt” phải luôn đặc biệt
Ông ấy sẽ bỏ chúng ta mà đi, nước Ý tự nhủ. Nếu Italia là châu Phi của bóng đá thì Mourinho cũng giống như nhà thám hiểm đồng hương có tên Vasco da Gama. Mảnh đất ấy vẫn tồn tại và thậm chí đã từng là một đế chế. Vasco da Gama bóng đá không chỉ tìm thấy ở nó một sân khấu lớn cho tài năng của ông khẳng định, mà còn là cơ hội thể hiện cái tôi bản ngã lớn lao của mình, bao trùm lên tất thảy. Ở đó, ông vừa giống Robin Hood, tấn công một cách không mệt mỏi vào những kẻ thù hiện hữu sừng sững trong những bộ trang phục quý tộc cổ hủ, vừa giống Don Quijote công kích một cách vô ích vào cả một thiết chế mà bóng đá chỉ là một phần trong đó và rồi ông nhận ra mình đang đánh vào cối xay gió.
Mourinho lại giống nhà kịch câm thiên tài Marcel Marceau vẽ mặt nạ trắng và diễn vở kịch phi thường của cái tôi bản thể, vừa trào lộng, vừa sâu cay mà ẩn trong đó đôi khi cả những sự giả dối mà ông tạo nên để che giấu bộ mặt thật của mình. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu ở Ý, người ta tỏ ra nghi ngờ những giọt nước mắt của ông trên sân Artemio Franchi, khi tiếng còi cuối cùng cất lên, và Inter đoạt Scudetto. Sau đó, khi cả đội hò reo chiến thắng giữa sân cỏ, người ta thấy vắng hình bóng của một người: Mourinho bỏ ra ngoài, leo lên xe bus của đội và ngồi đó. Một mình. Và với một phóng viên của hãng RAI đã chờ sẵn ở đó cho một cuộc phỏng vấn (chắc chắn đã được sắp đặt từ trước), ông thốt lên một cách tư lự: “Tôi không cảm thấy nơi đây như nhà của mình”.
Vắng Mourinho, Serie A còn gì thú vị |
ó thể coi Mourinho nhưmột nhàtỉphú theo xu hướng chính trịbảo thủ.Ông ta có thể sẵn sàng từ bỏ tất cả và có thể vùng vằng đòi bỏ đi bất cứ lúc nào, và sử dụng báo chí một cách thành thạo để nhờ họ nói thay cho mình. Ông tỏ ra dễ thương khi Inter thua, nhưng cũng không ngại ngùng tạo ra những cơn cuồng nộ ngay cả khi Inter thắng lợi, luôn đẩy đội bóng vào một tình thế ngột ngạt tưởng muốn đứt dây thần kinh, tạo ra cảm giác rằng ban huấn luyện của đội bóng không hề có ý nghĩa gì so với ông, và mọi HLV khác luôn ghen tức với ông. Ông xoay tất cả như chong chóng để không ai xoay mình.
Phải, một khi người ta nhận 11 triệu euro/năm, người ta phải luôn làm cho mình đặc biệt, theo mọi nhẽ. Thế nên các phóng viên phải là lũ “điếm trí thức”, những kẻ chống lại ông muôn đời chỉ là “zeru tituli” (không một danh hiệu). Với ông, calcio chỉ gồm toàn những kẻ đạo đức giả và nó xấu xa, nhưng trên thực tế, trong chừng mực nào đó, ông cũng đóng kịch, và bởi ông chiến thắng, nên người ta cho là ông đúng, những gì không thuộc thế giới của ông là bẩn thỉu. Ở Setubal, quê ông, người ta bảo ông chưa bao giờ là một kẻ giả dối, cục cằn, thô lỗ và ngạo mạn. Nhưng trên sân bóng, trong những phòng họp báo, là một Mourinho khác, khoác lên mình một bộ mặt khác, gồng lên để chiến thắng và lúc nào cũng xây nên một Vạn Lí Trường Thành nhằm ngăn giữa Bạn và Thù, theo sự lựa chọn của ông.
Bóng đá với Mourinho là một sự lao động đến kiệt quệ, và chiến thắng theo những cách phi thường nhất. Inter luôn là những chiến sĩ Sparta như trong phim “300” và cuộc đối đầu nào cũng như trận đánh trên đèo Thermopile của họ năm 480 trước C.N, với kẻ thù luôn đông gấp bội. Bây giờ, trước trận đánh lớn nhất của đời ông sau mấy năm, vị thống lĩnh chuẩn bị bỏ đi, như một người chiến thắng (về mặt truyền thông), dù ở trận đánh ấy, ông có thể thất bại (về mặt chuyên môn, trên sân cỏ).
Không muốn dính dáng đến Calciopoli 2? Bỏ đi, sang Real Madrid, “không phải vì tiền”, như ông bảo, mà vì những khát khao chinh phục. Ông cũng như Capello 4 năm trước, rời Juve, khi biết đội bóng của mình sẽ mất tất cả vì Calciopoli. Mourinho bây giờ ra đi, khi đã lên đỉnh cao với Inter, trong cái năm Inter có nguy cơ vấy bẩn vì những can dự của chính họ trong scandal 4 năm về trước, giờ mới được đưa ra ánh sáng. Ông không muốn mang tiếng vì nó, nếu mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. |
(Theo Thể Thao Văn Hoá)