Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Nước mắt đàn ông - Triết lý thành công của Liverpool

Thứ Hai 14/04/2014 17:45(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá chưa bao giờ thôi thể hiện những giá trị của cuộc sống và chữa lành những vết thương tưởng chừng như không thể lành.

1. Tháng Tư năm 1989, 96 CĐV Liverpool đến sân cổ vũ cho CLB mình yêu thích và không bao giờ trở về nhà. Ngày hôm qua (13/4), một phần tư thế kỷ sau thảm họa, trước 96 chiếc ghế trống trên khán đài Anfiel, Liverpool đã làm nên một trong những trận cầu tuyệt diệu nhất của đội bóng. Món quà tưởng nhớ thật đẹp dành tặng cho những CĐV xấu số khi xưa.

Liverpool với người đội trưởng mẫn cán - Steven Gerrard đã chiến thắng Man City để lần đầu tiên từ năm 1990, tiến gần vô địch Premier League hơn bất kì đối thủ cạnh tranh nào hết. Khi trận đấu kết thúc, Gerrard đã khóc. Lòng trung thành hiếm hoi còn lại trong thế giới bóng đá hiện tại mà “tiền” là châm ngôn của thành công đã khóc, vì những giá trị cốt lõi nhất của bóng đá mang lại vẫn còn đó và chắc chắn luôn có chỗ đứng giữa kim tiền.

 

Bóng đá chưa bao giờ thôi thể hiện những giá trị của cuộc sống và chữa lành những vết thương tưởng chừng như không thể lành. Ngày hôm qua, những giọt nước mắt của Gerrard rơi vì những lý do của chính bản thân anh và cũng là để cho mọi đội bóng không chỉ riêng ở Anh thấy được rằng, đâu mới là triết lý đúng đắn để xây dựng nên một CLB bóng đá hoàn hảo.

2. Gerrard khóc cho người anh em họ- John-Paul Gilhooley, một trong những nạn nhân trẻ tuổi nhất vào năm 1989. Jon-Paul khi ấy chỉ mới 10 tuổi.  Trong cuốn tự truyện của Gerrard, anh cũng thừa nhận rằng: “Có thể nhiều người chưa biết, tôi đá bóng vì John-Paul”. Sau khi giành chiến thắng nghẹt thở với tất cả lòng quả cảm, Gerrard hiểu rằng, ở đâu đó, đã có một nụ cười dành cho anh.

Gerrard khóc vì sau bao nỗ lực anh đã thành công ở vị trí mới - một tiền vệ phòng ngự. Điều này giúp hệ thống chiến thuật mà Brendan Rodgers vận hành cho Liverpool trở nên trơn tru và liên tiếp gieo rắc những nỗi sầu cho các đối thủ. Anh khóc vì đã thực hiện được lời hứa “cứng”: “Tôi sẽ chơi ở vị trí này bằng tất cả khả năng của mình”.

Còn nhớ trước kia, Rafael Bentitez đã từng cố gò Gerrard vào vị trí tiền vệ phòng ngự. Nhưng ông đã bất thành bởi Gerrard khi ấy - một cầu thủ tấn công toàn năng của bóng đá Anh chưa thể có đủ sự kỉ luật để ép mình vào khuôn khổ kỉ luật. Và giờ đây, ở độ tuổi 34, thời điểm mà nhiều cầu thủ khác đã tính đến chuyện treo giày thì, Gerrard như tái sinh ở vị trí đòi hỏi rất nhiều thể lực và là sở đoản của anh.

Gerrard khóc không đơn thuần là vì giờ đây anh đang tiến gần đến chức vô địch Premier League hơn bao giờ hết. Liverpool suốt hơn chục năm qua chỉ còn là cái bóng của những ánh hào quang, của một đội bóng từng là trung tâm bóng đá số một xứ sương mù. Liverpool đầu mùa giải này chẳng ai nhắc đến họ cho cuộc chiến đến ngôi vương. Nhưng bây giờ thì đã khác. The Kop đang chễm chệ trên ngôi đầu BXH, hơn Chelsea hai điểm và Man City dù có thắng trong hai trận đá bù vẫn kém họ một điểm.

Những giọt nước mắt của Gerrard có thể đã khiến khóe mắt của một số CĐV Liverpool cay cay. Và tất cả chắc hẳn đã tuôn trào khi chứng kiến hình ảnh Gerrard hét lên với các đồng đội khi đôi mắt anh vẫn còn lưng tròng: “Này, tất cả nghe đây. Chúng ta vẫn sẽ còn tiếp tục đấy. Tất cả chúng ta sẽ đi tiếp với tinh thần như ngày hôm nay. Tiến lên các anh em!”.  “Khi tôi hấp hối, đừng mang tôi đến bệnh viện. Hãy mang thân thể tôi đến Anfield. Suốt cuộc đời tôi thi đấu cho Liverpool và tôi muốn chết tại nơi này” - Steven Gerrard.

3. Một số ý kiến tự hỏi rằng: “Tại sao Vincent Kompany không khóc khi chính anh với pha vung chân phá bóng lỗi, đã đá bay luôn cả khả năng vô địch lớn nhất của Man City?”. Họ so sánh với John Terry - đội trưởng của Chelsea đã từng khóc nức nở ngay sau khi trượt chân trên chấm penalty định mệnh vào đêm mưa Luzhniki, Moscow trong trận chung kết Champions League 2008.

Có thể nói Liverpool và Man City là hiện thân của hai cách làm bóng đá trong thời đại mới. Một vẫn bị coi là “bảo thủ” với tư duy truyền thống. Một được coi là “tân tiến” khi lấy kim tiền làm giá trị cốt lõi. Và xét ở mặt bằng chung trên toàn thế giới, có rất ít những CLB chọn cách làm của Liverpool. Hầu như tất cả các đội đều cố gắng chi tiền để xây dựng nên một đội bóng hoàn hảo.

Không hẳn là tất cả nhưng làng túc cầu vào thời điểm hiện tại, liệu có còn cầu thủ nào dành trọn vẹn tình yêu với CLB chủ quản. Hay thông tin “cầu thủ vùng vằng đòi tăng lương mới chịu gia hạn hợp đồng” là điều mà người hâm mộ được đọc thường xuyên hơn.

Trong mọi phép quy chiếu, bóng đá phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, kèm theo những vấn đề về tiền bạc là chuyện dễ hiểu. Ngay cả Liverpool cũng một phần thành công nhờ vào những bản hợp đồng chuyển nhượng. Song, điều mà đội bóng xứ cảng nước Anh có là sở hữu được một ngọn lửa truyền thống, luôn cháy mãi cùng tình yêu đội bóng - Steven Gerrard.  Kim tiền có thể giúp mọi CLB vươn tới thành công nhưng nó không phải là điều cốt lõi nhất. Truyền thống là điều có thể đã cũ nhưng vẫn sẽ mãi tồn tại như một triết lý thành công dành cho tất cả.

Theo VTC

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Xem thêm
top-arrow
X