Chủ Nhật, 08/09/2024Mới nhất
Zalo

Những nhà vô địch thực sự của Copa: Chiến thắng của cánh môi giới

Thứ Tư 20/07/2011 13:50(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Điều gì đã xảy ra sau khi những người khổng lồ Argentina và Brazil đồng loạt bị các đối thủ ít tên tuổi hơn đánh văng khỏi vũ đài Copa America? Giá của các ngôi sao lớn được hét tới trời trước khi giải diễn ra đang có dấu hiệu xuống.

Dường như có một mối liên hệ nào đó giữa Copa America và giải đua xe đạp Tour de France diễn ra cùng thời điểm: các ngôi sao lớn chẳng chứng tỏ được điều gì. Tay đua đang gây chú ý lớn tại Tour de France, Voekler, có thể được hình dung là đang mặc chiếc áo đấu của đội Paraguay, và đội bóng này chắc chắn là đứng cuối bảng danh sách các đội bóng có giá trị chuyển nhượng “trên giấy” thấp nhất Copa America, cùng với đội xưa nay chuyên làm thảm lót sàn nhà, Venezuela. Chính sự tỏa sáng của những đội bóng bị đánh giá thấp hơn là Uruguay (đội đã loại Argentina), Venezuela (hạ Chile) và Peru (đánh bại Colombia) đã tạo nên một cơn địa chấn lớn lao làm rung chuyển không chỉ giải đấu quốc tế cấp đội tuyển quốc gia thuộc loại lâu đời nhất thế giới này, mà còn có thể dẫn đến những tác động không nhỏ đến thị trường chuyển nhượng châu Âu đang trở nên nóng bỏng vì những kế hoạch làm giá ầm ỹ của những ngôi sao và người đại diện của họ. Để rồi sau những thất bại, người ta nhận thấy rằng, giá trị thực sự của một loạt ngôi sao được đồn đại ầm ỹ kia không đến mức như thế.

Giá trị những "ngôi sao" như Neymar đã giảm thê thảm sau Copa America 2011

Rõ ràng là các trận đấu đã cho thấy, Brazil đã cố gắng để chứng tỏ nhiều hơn đội chủ nhà Argentina và những nỗ lực của Chile rất đáng biểu dương, nhưng trong một giải đấu mà lần đầu tiên trong lịch sử 95 năm của nó vắng mặt cả Brazil lẫn Argentina ở bán kết, những nền bóng đá giàu truyền thống và được dư luận quan tâm nhiều nhất đã chứng tỏ họ không chỉ mệt mỏi hơn các nền bóng đá chỉ xếp hạng 2, thậm chí 3 của bóng đá thế giới, mà còn đánh mất cơ hội để “show” hàng theo đúng giá thị trường. Neymar xứng đáng với cái giá 45 triệu euro mà Santos đòi Real Madrid, Pastore chỉ đáng 1/3 số tiền mà chủ tịch Zamparini đòi là 50 triệu euro, trong khi Ganso không thể đạt đến cái giá 30 triệu mà CLB của anh, được người đại diện của anh thúc đẩy, đã đòi Milan và PSG. Tương tự với Falcao. Thất bại của những tập thể của các cá nhân rời rạc và mệt mỏi sau một mùa bóng dài ở châu Âu, cũng như việc hoàn toàn mất tập trung vì chuyển nhượng, là điều hợp logic. Họ chịu sức ép lớn hơn tất cả các đội bóng “trong bóng tối” khác. Những đội bóng nhỏ nhưng đã chiến thắng chính là những đội chịu ít sức ép tâm lí hơn, được chuẩn bị tốt hơn, và không ngần ngại áp dụng một lối chơi xù xì, thậm chí cứng rắn, điều có một ý nghĩa vô cùng lớn trong thất bại của các ngôi sao có giá trên trời: lối đá ấy khiến các ngôi sao phải giữ chân, và do đó, chẳng thể hiện được gì.

Messi vẫn là Messi. Giá trị của anh chẳng hề thay đổi, vì anh vẫn cứ là cầu thủ số một thế giới. Nhưng trên thực tế, dù có một vài trận chơi được ở Copa lần này, thì cũng đã trải qua 16 trận liên tiếp không ghi bàn thắng cho đội tuyển Argentina, trong khi chính đội của anh cũng chỉ thắng được mỗi Costa Rica ở giải lần này. Argentina không có một lối chơi như Barcelona và người đầu tiên, cũng là người quan trọng nhất nhận thấy điều đó, chính là anh. Vậy, đã đến lúc phải chấm dứt những so sánh, theo kiểu “Messi giỏi hơn, hay Maradona giỏi hơn” chưa? Câu trả lời gần như đã có. Một Argentina có chất lượng kĩ thuật thấp hơn đội tuyển hiện tại của Messi (nhưng có Maradona) đã đoạt chức vô địch thế giới ở Mexico 1986, và một đội Argentina còn tệ hơn thế nữa đã vào đến tận trận chung kết 4 năm sau đó tại World Cup ở Italia. Câu hỏi so sánh Messi với Maradona bây giờ nên được thay bằng một câu hỏi khác, thực tế hơn: liệu những Ganso, Neymar hay Pastore, những ngôi sao mới nổi đang cần Copa America như một cái tủ kính, có đáng giá như người ta vẫn rêu rao hay không? Họ thực sự xuất sắc hay chỉ có những người đại diện của họ là xuất sắc trong việc đẩy giá lên cao ngất ngưởng?

Dù thế nào đi chăng nữa, giải đấu lớn nhất của bóng đá thế giới trong năm lẻ này là một tấm gương lớn phản ánh bóng đá châu Âu thời điểm hiện tại: chưa có những chuyển nhượng gây chấn động xảy ra, những ngôi sao trẻ được hàng loạt đội bóng thèm muốn vẫn yên vị ở đội cũ, chưa đi đâu cả, và các vụ chuyển nhượng chủ yếu chỉ giằng co trên báo ngày này qua ngày khác. Giờ đây, khi những ngôi sao gây ầm ỹ kia đã xách va li về nhà, tất cả đang chú ý đến những gì sắp tới có thể xảy ra ở Copa, khi bao vây ứng viên lớn nhất lúc này, Uruguay, là những đội bóng mà mọi người tin là sẽ còn gây thêm bao bất ngờ nữa. Một triết lí được rút ra cho Copa America 2011: Giai cấp lao động (các đội không được đánh giá cao trước khi vào giải) có thể không được tung hô tới tận thiên đường như các đội bóng với hàng tá ngôi sao siêu đắt giá kia, nhưng họ hoàn toàn có khả năng vô địch.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Lamine Yamal: Phía trước vẫn là bầu trời…

Lamine Yamal: Phía trước vẫn là bầu trời…

Lamine Yamal: Phía trước vẫn là bầu trời…

Dù La Roja gây thất vọng khi để hòa 0-0 ở trận đầu tiên với tư cách ĐKVĐ EURO; dù nội tình đội bóng gặp nhiều khó khăn với các chấn thương, án treo giò của các trụ cột; và dù rất cố gắng tái hiện lối đá hào hoa nhưng không cho thấy hiệu quả vào đêm qua… Các CĐV Tây Ban Nha và những người yêu bóng đá cống hiến vẫn có thể tìm thấy sự an ủi ở cái tên mà họ kỳ vọng nhất: Lamine Yamal.

Xem thêm
top-arrow
X