Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Nhìn lại thị trường chuyển nhượng mùa hè: Mua, mượn, và cho không

Thứ Bảy 04/09/2010 15:16(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Không tính đến một Man City đang khát khao thay đổi cả diện mạo bằng sức mạnh tiền bạc, cái thời các đại gia châu Âu chạy đua về chi tiêu dường như đã trôi qua từ khá lâu. Xu thế chung của những ông lớn bây giờ là quan tâm đến mượn nhiều hơn là mua đứt.

Thông thường, việc cho mượn chỉ được áp dụng đối với những cầu thủ giàu tiềm năng nhưng ít có cơ hội thi đấu ở đội một ở CLB lớn. Nhưng bây giờ, xu thế này lan sang cả những ngôi sao đắt giá và đã khẳng định được tên tuổi. Robinho (Man City - Santos), Robbie Keane (Tottenham - Celtic) hay Eidur Gudjohnsen (Monaco - Tottenham) hồi tháng Giêng, hay Bellamy, Joseph Yobo, Hatem Ben Arfa, Alexander Hleb tháng trước là những ví dụ điển hình nhất.

Những hoạt động trong ngày cuối cùng của thị trường hầu hết đều liên quan đến mượn nhiều hơn là mua. Một năm sau khi được định giá 66 triệu euro, Zlatan Ibrahimovic đã được Barcelona đẩy về AC Milan theo dạng cho mượn. Trong các chi tiết của bản hợp đồng có điều kiện mua đứt. Giống như Milan, các đội bóng quan tâm nhiều đến những bản hợp đồng tạm thời hơn là lâu dài.

Điều luật 25 cầu thủ tại Premier League có ảnh hưởng to đến xu thế trên. Man City là đội bóng có quá nhiều hàng tồn kho và vì thế họ rơi vào tình trạng bắt buộc phải bán tháo hoặc cho mượn bớt để đáp ứng yêu cầu trên. Hầu hết các đội bóng khác phải đối mặt với vấn đề ngược lại: do ngân sách cạn kiệt, phí chuyển nhượng quá cao nên việc mua sắm các ngôi sao lớn là bất khả thi, và mượn được là hợp lý nhất. Những CLB đã từng mạnh tay trong chi tiêu giờ đành hài lòng với những giải pháp có tính kinh tế hơn như Mame Biram Diouf ở Blackburn, Ben Arfa tại Newcastle và Tal Ben-Haim tại West Ham.

Việc cho mượn cầu thủ có tác dụng giảm bớt quỹ lương vì có đội khác "giúp một tay", nhưng không phải lúc nào điều này cũng đúng. Man City là một ví dụ. Gã nhà giàu này buộc phải bao cả phần trả lương đối với các CLB mà họ cho mượn cầu thủ. Đến Everton, một đội bóng hạng khá ở Premier League còn không kham nổi mức lương của Bellamy thì CLB hạng nhất như Cardiff City chịu sao thấu.
Vì thế mới có chuyện Blackpool và Hereford thăng hạng bằng một đội hình đa phần đi mượn. West Brom, Bolton và Portsmouth trụ hạng cũng nhờ phần lớn những viện binh. Đúng là chuyển nhượng thời cho mượn, thậm chí là cho không.

Giải phóng những cục nợ

Hồi mùa hè, Tom Cleverley là một trong những tiền vệ trẻ thi đấu hay nhất của M.U trong đợt tập huấn, tuy nhiên sau đó anh đã được mang cho Wigan mượn, vì vẫn chưa đủ tuổi để đứng cạnh các anh lớn ở Old Trafford. Tương tự Arsenal cho Sheffield Utd mượn Kyle Bartley, Chelsea đẩy Ryan Bertrand tới Nottingham Forest. Tương lai của những ngôi sao trẻ ấy vẫn là CLB cũ, giống như Beckham, Ashley Cole và John Terry ngày xưa vậy. Họ đều trở thành siêu sao sau một thời gian học hỏi. Và như thế cả ba phía (2 CLB + cầu thủ) đều có lợi.

Đó là xu thế truyền thống. Còn bây giờ, nhiều ngôi sao bị xem như của nợ do không thể bán được và cho mượn là hợp lý nhất. Hleb vẫn là người của Barca, nhưng đầu mùa giải trước anh đã bị đẩy cho Stuttgart mượn và đến hạn chót của kỳ chuyển nhượng mùa hè là bản hợp đồng cho mượn 9 tháng đến sân St Andrews của Birmingham. Barca coi như bỏ phí 13 triệu bảng mà họ đã bỏ ra để mua Hleb về. Monaco còn mất trắng Gudjohnsen, bởi sau khi hợp đồng hết hạn mùa hè vừa qua, anh trở thành cầu thủ tự do. Robbie Keane trở lại Tottenham với giá 12 triệu bảng để rồi 1 năm sau bị đẩy sang Celtic. Vì anh đang nhận 65.000 bảng/tuần, nên đội bóng nào ký hợp đồng chính thức với anh sẽ phải chịu mức lương không hề thấp.

Tháng trước, Liverpool đã mua tiền vệ 27 tuổi Raul Meireless với giá 11,5 triệu bảng, và đó được xem là một trong những bản hợp đồng bom tấn của mùa hè. Song thực tế, mức phí cao nhất mà một CLB Premier League trả cho cầu thủ nhiều hơn Meireles chỉ là 5 triệu bảng (cho Yossi Benayoun - 30 tuổi). Kể từ bỏ ra khoản tiền kỷ lục 30,75 triệu bảng để mua Dimitar Berbatov, M.U đã thẳng thừng tuyên bố chỉ chi khoản tiền lớn cho những cầu thủ trẻ hơn thế. Arsene Wenger cũng thế, dù rằng ông mới phá lệ khi mùa trung vệ 2 tuổi Sebastian Squillaci với giá 4 triệu bảng.

Hè 2006, Andriy Shevchenko đến Chelsea với giá 30,8 triệu bảng, dù rằng khi ấy anh đã bước sang tuổi 30. Nhưng sau khi tiền đạo người Ukraina trải qua quãng thời gian thảm hại ở Stamford Bridge, các ông chủ đã "tỉnh" hơn nhiều. Vì thế những Hleb (29), Robbie Keane (30) hay Gudjohnsen (32) có lẽ không dám mơ được như bậc đàn anh. Phương châm của các CLB bây giờ là muốn bán được trước hết phải cho mượn đã.
 
(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

"Ông hoàng tuyến giữa" Rodri và một năm bất bại đáng kiêng nể

Ông hoàng tuyến giữa Rodri và một năm bất bại đáng kiêng nể

"Ông hoàng tuyến giữa" Rodri và một năm bất bại đáng kiêng nể

Từ góc độ cá nhân, tuần vừa qua đã là một tuần đặc biệt trong sự nghiệp của Rodri. Không chỉ bởi vì cầu thủ 27 tuổi đã thực hiện thành công hai quả penalty trong trận đấu giữa Tây Ban Nha và Brazil vào tối thứ Ba, mà trận hòa 3-3 còn đảm bảo rằng Rodri đã trải qua một năm hoàn hảo khi không phải nhận bất kì thất bại nào khi ra sân cho cả câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia.

Philippe Troussier rời ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam: Giọt nước tràn ly

Philippe Troussier rời ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam: Giọt nước tràn ly

Philippe Troussier rời ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam: Giọt nước tràn ly

Như vậy là chuyện gì đến cũng đã đến, không có bất ngờ nào xảy ra ở Mỹ Đình đêm qua. Đội tuyển Việt Nam lại thua bạc nhược trước những người Indonesia, làn sóng phản đối HLV Philipe Troussier lên đến đỉnh điểm, và lúc nửa đêm, trang chủ của VFF ra thông cáo chấm dứt hợp đồng với vị HLV người Pháp.

Xem thêm
top-arrow
X