Thứ Bảy, 20/04/2024Mới nhất
Zalo

Nhìn lại những vụ chuyển nhượng đình đám: Tiền và danh hiệu, bên nào nặng hơn?

Thứ Sáu 27/07/2012 08:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
(Bongda24h) - Nhiều người bảo năm ngoái Samir Nasri đến Man City hẳn là vì tiền. Cũng đúng một phần. Nhưng hãy nhìn cái cách anh ăn mừng khi ghi bàn thắng cho Man City vào lưới Chelsea để mang về chiến thắng 2-1 cho nửa xanh thành Man, 3 điểm rất quan trọng tại thời điểm ấy. Cởi áo ăn mừng, mặc kệ có một chiếc thẻ vàng đang chờ mình, chạy khắp dọc đường biên ngang và cười lớn. Hãy nhìn cái cách anh cười hân hoan như một đứa trẻ, ôm ghì lấy David Silva khi Aguero sút tung lưới QPR, mang về chức vô địch sau 44 năm chờ đợi cho Man City. Không yêu đội bóng thì chẳng làm được như thế. Ví dụ như thế để hiểu thêm rằng, tiền không phải thứ quan trọng nhất trong bóng đá, môn thể thao mà đang bị người ta bảo rằng bị kinh tế hóa hết rồi.


Wayne Rooney, 18 tuổi, chuyển từ Everton sang Manchester United. Oscar, 19 tuổi, chuyển từ Sao Paolo sang Chelsea. Romelu Lukaku, 18 tuổi, cũng sang Chelsea từ Anderletch. David Silva, Samir Nasri, Yaya Toure, Vincent Kompany, và hàng loạt các ngôi sao khác cùng cập bến Man City. Hàng trăm, hàng nghìn người cùng chuyển bến đỗ, đích đến là các đội bóng lớn, nếu không lớn thì cũng đầy tham vọng. Tại sao có thể quy kết họ tất cả đều vì tiền?

Đành rằng, đúng, tiền là một thứ mà ai cũng quan tâm. Có tiền thì không có tất cả, nhưng gần như là có tất cả. Tiền là thứ gì đó có ma lực và luôn được thèm muốn. Nhưng Rooney sang MU, Oscar sang Chelsea có hẳn là vì tiền? Họ thấy cuộc đời mở ra cho mình một cơ hội mới, với những chuyển biến mới có thể gây dựng nên được cuộc sống ổn định và những thăng tiến cho họ mà trong đó tiền chỉ là một phần. Họ thì có khác gì chúng ta, những người đang làm ở một công ty vững mạnh nhưng vẫn chuyển đến một công ty vững mạnh và tham vọng hơn, tất nhiên, là mức thu nhập cao hơn? Có ai từ chối những cơ hội như thế bao giờ. Suy cho cùng, tiền chỉ là một trong những yếu tố người ta nhìn vào khi đưa ra một quyết định, nó không phải là tất cả và không đóng vai trò tiên quyết.

Nếu bạn không nghĩ vậy, hãy thử tưởng tượng xem. Giả sử một đội bóng chơi ở giải hạng Hai của Anh bỗng dưng có được một ông chủ với hầu bao sánh ngang với các ông chủ Man City hoặc PSG, họ gửi lời hỏi mua Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo với mức lương cao hơn CLB hiện tại của họ. Dù mức lương có là 500 nghìn bảng một tuần, chắc chắn là Messi và Ronaldo sẽ không tới chơi ở CLB hạng dưới ấy đâu. Chẳng ai dám đánh liều một sự nghiệp đã được ổn định như thế. Những người đi theo tiếng gọi của đồng tiền và chấp nhận chơi cho các đội bóng nhỏ hầu hết là những cầu thủ đã ở sườn dốc bên kia của sự nghiệp: Samuel Eto'o, Didier Drogba, Nicolas Anelka, Thierry Henry hay mới đây là Tim Cahill. Lúc gần hết sự nghiệp mới là lúc họ kiếm tiền, chứ không phải lúc họ đang sung sức như Samir Nasri hay Wayne Rooney bây giờ.
Họ đều là những cầu thủ quan trọng của đội bóng, nhưng vì tiền bạc hoặc danh vọng họ quyết ra đi, bất chấp sự níu kéo của đồng đội và Ban lãnh đạo.
Không phải tất cả đều vì tiền


Hãy nhớ lại thời Man City vung tiền trên TTCN. Mùa đầu tiên, ngoài Robinho ra thì các ông chủ dầu mỏ mua được ai. Một hậu vệ lặn ngụp ở những đội bóng nhỏ như Everton, và trước đó là Wolverhampton (Lescott), vài cái tên không được chú ý nhiều ở Hamburg (Kompany và Boateng). Họ biết rằng mình sẽ không thể mua được những cái tên đẳng cấp như Nemanja Vidic hay Thomas Vermaelen, vì lúc đó họ chưa có danh tiếng, chưa thể hiện được tham vọng. Không phải cứ đem tiền ra mà thuyết phục cầu thủ là được, cuộc đời không đơn giản như thế! Mua những cái tên kể trên như là một canh bạc của các ông chủ Man City, may mà Kompany và Lescott đã thành công. Họ thất bại không ít với những cái tên tầm trung như Adebayor, Santa Cruz, Boateng hay thậm chí là cả Kolarov. Khi họ chen chân được vào top 6 hay top 4, những Silva, Nasri, Aguero, Balotelli hay Yaya Toure mới cập bến Etihad. Họ cân nhắc khả năng dành chức vô địch của đội bóng này, tham vọng của đội bóng này, sự phát triển của đội bóng này trong tương lai, lương bổng không phải là thứ duy nhất họ để mắt đến. Nếu Man City mua về đầy ông sao rồi thất bại, họ có tung ra 60 triệu Bảng và hứa hẹn một mức lương trên trời với Aguero thì anh cũng không cập bến Etihad.

PSG ngày mới chập chững bước vào TTCN với các ông chủ mới, họ chẳng mua được bao nhiêu. Để ý mà xem, chỉ có Pastore thôi. Lí do họ cán đích thứ 2 tại Ligue One vừa rồi thì có lẽ ai cũng hiểu. Chất lượng của giải Pháp không thể so sánh với các giải đấu khác cùng châu lục. Chỉ cần có một đội hình tầm trung ở La Liga hay Premier League là đã có thể chen chân vào top 4 Ligue One rồi. Thật vậy. Kể từ khi Monaco chơi chung kết Champions League với Porto năm 2004, hãy đếm xem đã có mấy đội bóng đến từ Pháp lọt được đến tứ kết Champions League? Đếm trên đầu ngón tay. Đành rằng Lyon có thể loại Real lúc thăng hoa, nhưng đấy chỉ là hãn hữu. Nhìn chung, mặt bằng chuyên môn của giải bóng đá Pháp là không cao. Ở Việt Nam, thực sự cũng chẳng có mấy người để ý thức khuya để xem Ligue One trước khi PSG thể hiện mình là một đại gia lớn. Và khi PSG thể hiện được mình với vị trí thứ hai chung cuộc, những cái tên lớn như Ibra, Thiago Silva mới đến với họ.

Rooney đòi tăng lương, nếu không sẽ rời MU. Chẳng có gì sai. Như chúng ta làm việc của mình, khi thấy mình xứng đáng với mức lương cao hơn, sẽ lập tức đề đạt lên cấp trên. Họ cũng giống người bình thường, những người làm công ăn lương. Thu nhập của họ thì có thể cao, nhưng sự nghiệp của họ ngắn. Có những người 30 tuổi mới bắt đầu lập nghiệp. Còn với cầu thủ bóng đá, 30 tuổi là đã gần hết sự nghiệp rồi. Họ phải nhanh nhanh mà kiếm thêm cho mình, được từng nào hay từng ấy. Kiếm thêm ở đây có nghĩa là cả tiền và cả danh hiệu. Suy cho cùng, sống trên đời này ai mà chẳng thực dụng, muốn có hồ sơ công việc, lí lịch đẹp. Và không có tiền thì thực sự cũng chẳng làm được gì. Cầu thủ thành công là cầu thủ biết kiếm về cho mình cả tiền và cả danh hiệu. Nhưng có vẻ, người hâm mộ chỉ nhìn thấy chữ "tiền".

Đừng nói rằng cầu thủ này chuyển sang câu lạc bộ kia là vì tiền nữa. Đó là tham vọng bình thường cần phải có trong sự nghiệp, như bao người khác thôi.
  • Thành Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại vòng tứ kết Champions League: Kẻ mạnh hơn chưa hẳn là kẻ chiến thắng chung cuộc

Nhìn lại vòng tứ kết Champions League: Kẻ mạnh hơn chưa hẳn là kẻ chiến thắng chung cuộc

Nhìn lại vòng tứ kết Champions League: Kẻ mạnh hơn chưa hẳn là kẻ chiến thắng chung cuộc

Vòng tứ kết Champions League hấp dẫn nhất lịch sử đã chính thức khép lại vào rạng sáng nay, sau khi Barcelona và Atletico Madrid ngậm ngùi chia tay với giải đấu vào đêm hôm trước, mặc dù đã giành lấy lợi thế lớn sau lượt đi, đến lượt Arsenal và Manchester City cũng phải nói lời tạm biệt với hành trình đến Wembley để tranh đoạt ngôi vương.

Xem thêm
top-arrow
X