Thứ Bảy, 02/11/2024Mới nhất
Zalo

Mổ xẻ chiến thuật của U19 Việt Nam: "Tiki-taka" hay "đá ma"

Thứ Hai 25/08/2014 13:19(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Công tâm mà nói, từ giải U19 Đông Nam Á 2013, đến vòng loại U19 châu Á 2014, giải U19 quốc tế TP.HCM và mới đây nhất là Cúp Hassanal Bolkiah, các cầu thủ trẻ U19 Việt Nam với nòng cốt là “đám trẻ của bầu Đức” đã thể hiện được sự tiến bộ nhất định. Tuy nhiên...

Một lần nữa bóng đá Việt Nam ở cấp độ ĐTQG lại gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường, dù chỉ là một giải đấu tập như Hassanal Bolkiah 2014.

Bóng đá trẻ khó phân khúc

Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần thiết phải bi kịch hoá một trận thua, khi U19 Myanmar rõ ràng là nhỉnh hơn, chơi hay hơn và hợp lý hơn đội bóng của HLV Guillaume Graechen.  Cả 2 đội góp mặt ở chung kết đã có một cữ chạy đà hoàn hảo cho U19 Đông Nam Á mở rộng (tại Mỹ Đình vào đầu tháng 9 tới) hay xa hơn là VCK U19 châu Á được tổ chức trên đất Myanmar ngay sau đó. Đấy mới là điều mà bóng đá trẻ theo đuổi, chứ không phải việc săn lùng một vai chiến tích hay danh hiệu để đánh bóng phòng truyền thống.

Các cầu thủ U19 Việt Nam như Văn Toàn (giữa) còn yếu về chiến thuật và bản lĩnh thi đấu
Các cầu thủ U19 Việt Nam như Văn Toàn (giữa) còn yếu về chiến thuật và bản lĩnh thi đấu

Vài ngày trước trận chung kết, nhiều người còn vỗ ngực tự hào và rằng, chúng ta đã dạy cho người Thái một bài học về thứ bóng đá tử tế. “Một trong những lần hiếm hoi bóng đá Việt Nam thể hiện được sự “trên cơ” trước bóng đá Thái. Đấy quả là tín hiệu lạc quan”, một trong số rất nhiều ý kiến được tán đồng sau trận thắng U19 Thái Lan ở bán kết.

Nhưng họ quên mất rằng, trước đó ít ngày, U19 Việt Nam đã vất vả như thế nào để cầm chân chủ nhà Brunei, thua lấm lưng trắng bụng trước Malaysia và thậm chí, thầy trò ông Graechen còn sợ luôn cả Campuchia, trong một trận đấu có ý nghĩa quyết định suất chơi bán kết.

Bóng đá, đặc biệt là bóng đá trẻ rất khó phân khúc. Khái niệm đẳng cấp là thứ xa xỉ, khi ngay cả những nền bóng đá hàng đầu Đông Nam Á trước đây, đã và đang đánh mất dần vị thế. Ai nghĩ Philippines từng có giai đoạn xếp trên cả Thái Lan và Việt Nam trên bảng xếp hạng FIFA và cũng ít ai tin rằng, Singapore có thể qua mặt được các ông kẹ, để thống trị khu vực với 4 lần lên ngôi ở đấu trường AFF Cup (được tổ chức 2 năm 1 lần, bắt đầu từ năm 1996)?!

Từ kỹ năng “đá ma” tới chiến thuật

Khi chứng kiến các màn “đá ma” như thêu hoa, dệt gấm của U19 Việt Nam tại giải U19 Đông Nam Á 2013 (được tổ chức tại Indonesia, đội sau đó đã giành chức vô địch) và vòng loại U19 châu Á (đặc biệt là trận thắng oanh liệt trước U19 Australia), giới truyền thông đã bóng gió về thứ chiến thuật “tiki-taka” từ lò La Masia, Barcelona, Tây Ban Nha. Một bộ phận những người làm chuyên môn cũng nhanh nhảu vin vào, rằng chúng ta đã sở hữu một lứa cầu thủ trẻ đầy tài năng. Còn nhà quản lý thậm chí đã nâng tầm giấc mơ World Cup 2018...

Thực tế là, các cầu thủ U19 Việt Nam mới chỉ sở hữu kỹ năng “đá ma”, một trong những bài tập khởi động - làm nóng, trước khi bước vào buổi tập chính thức, hoặc lâm trận. Bài tập này chơi nhiều thành quen và với một tổ 3 - 4 người (có thể nhiều hơn) đã chơi cùng nhau suốt 7 - 8 năm nay, nó phải đạt đến độ thượng thừa, trông vào rất thích mắt.

Chỉ có điều, “đá ma” không phải là một thể loại chiến thuật, bởi chiến thuật bóng đá phải sở hữu kỹ năng tiếp cận cầu môn, dứt điểm, gọi nôm na là vũ khí chiến thắng. U19 Việt Nam có quá ít vũ khí chiến thắng và vẫn còn rất non nớt trong việc bảo vệ lợi dẫn, vốn cũng là một thể loại chiến thuật cần được mài giũa, tích luỹ.

Những người có chút am tường về bóng đá, hoặc tốt hơn là từng chơi bóng đá (ở cấp phong trào hay chuyên nghiệp) đều hiểu rõ, kỹ thuật với bóng (tại chỗ) khác kỹ thuật với bóng khi lâm trận. Cụ thể hơn, kỹ thuật điều khiển quả bóng dù siêu phàm đến đâu cũng chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ, bởi khi vào trận đòi hỏi thêm rất nhiều kỹ năng khác, như tâm lý thi đấu, di chuyển, thể lực - tốc độ, sức mạnh tranh chấp, óc quan sát, đọc và phán đoán tình huống, phân bổ sức...

Tổng hoà tất cả những chi tiết đó, để phục vụ một lối chơi nhất định, người ta gọi là chiến thuật. Có cả chiến thuật chuẩn bị trận đấu (thường là tâm lý chiến và việc chọn điểm rơi thể lực) và chiến thuật khi lâm trận (đọc trận đấu và đưa ra những điều chỉnh hợp lý, ví dụ như thay người chẳng hạn)…

U19 Việt Nam mới chỉ đem đến những tín hiệu hay các biểu hiện lạc quan, chứ để phát triển lên tầm cao, còn thiếu nhiều lắm. Và khi người trẻ đang còn trong giai đoạn kiện toàn, hà cớ gì phải băn khoăn, lo lắng hay tiếc nuối sau một (hay vài) trận thua nhỉ?

Theo Thể Thao Văn Hoá

Có thể bạn quan tâm

Alphonso Davies: Từ cậu bé ở trại tị nạn đến ngôi sao bóng đá thế giới

Alphonso Davies: Từ cậu bé ở trại tị nạn đến ngôi sao bóng đá thế giới

Alphonso Davies: Từ cậu bé ở trại tị nạn đến ngôi sao bóng đá thế giới

Sinh ra trong một trại tị nạn rồi sau đó vươn tới những đỉnh cao với các danh hiệu Bundesliga, Champions League cùng Bayern Munich và cuối cùng là tham dự World Cup 2022 cùng ĐTQG Canada. Đó quả là một chặng hành trình dài và nếu nó có được Alphonso Davies ghi vào một cuốn nhật ký thì hẳn đó sẽ là một cuốn nhật ký rất đáng đọc. Nhưng chàng trai tới từ Canada năm nay mới chỉ 24 tuổi và chặng hành trình tiếp theo của anh vẫn còn rất dài.

Bayern Munich của Vincent Kompany hay ở đâu, dở điểm nào?

Bayern Munich của Vincent Kompany hay ở đâu, dở điểm nào?

Bayern Munich của Vincent Kompany hay ở đâu, dở điểm nào?

Đứng đầu Bundesliga và bất bại, Bayern Munich dường như đã tiến bộ hơn so với thời Thomas Tuchel. Tuy nhiên, tại Champions League lại là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược và đáng xấu hổ sau khi đoàn quân của Vincent Kompany phải nhận một thất bại tồi tệ trước Aston Villa (0-1) và một trận thua thảm hại trước Barcelona của Hansi Flick (1-4).

Per Mertesacker bóc tách chính sách đào tạo trẻ của Arsenal: "U8 là lứa tuyển trạch quan trọng nhất!"

Per Mertesacker bóc tách chính sách đào tạo trẻ của Arsenal: U8 là lứa tuyển trạch quan trọng nhất!

Per Mertesacker bóc tách chính sách đào tạo trẻ của Arsenal: "U8 là lứa tuyển trạch quan trọng nhất!"

Bukayo Saka, Ethan Nwaneri, và Myles Lewis-Skelly chia sẻ nhiều nét tương đồng. Dễ nhận ra nhất, cả ba đều là sản phẩm của học viện Arsenal và hiện đang là thành viên đội hình chính dưới sự dẫn dắt của Mikel Arteta. Họ cũng đều thuận chân trái, đa năng, quyết tâm và đầy tài năng.

Xem thêm
top-arrow
X