Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

“Milan thực sự” cần “Ibra chính hiệu”

Thứ Tư 15/02/2012 14:08(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Có vay thì có trả, dù cần rất nhiều thời gian. Milan đã thắng Boca Juniors ở chung kết World Cup Club năm 2007 để trả món nọ thua Boca ở giải đấu tương tự năm 2003. Họ đã hạ Liverpool 2-1 ở chung kết Champions League 2007 để "báo thù" trận thua cay đắng tại Istanbul hai năm trước đó. Câu hỏi: đến bao giờ Milan trả được món nợ thua Arsenal 0-2 ở vòng 1/8 Champions League 2007-08 và từ đó không vào nổi vòng tứ kết bởi thua trước những đội đồng hương với Arsenal?

Thật dễ trả lời: bệnh nhân Milan cần tự chữa trị “hội chứng người Anh” và “hội chứng Ibra”. Kể từ chức vô địch 2007, Milan luôn bị chặn đứng ở vòng 1/8 Champions League trước các đội bóng Anh. 6 trận đối đầu trực tiếp với họ, 4 thất bại, 2 trận hòa, 10 bàn thua và chỉ ghi đúng 2 bàn. Thành tích với các đối thủ ấy ở San Siro đủ để khiến những ai đã cùng Milan đi qua những năm tháng đỉnh cao đỏ mặt vì xấu hổ: 3 trận đấu là 3 thất bại (thua Arsenal 0-2, thua M.U 2-3, thua Tottenham 0-1). Càng khó tin hơn nữa là thành tích của chính Ibrahimovic, người thu thập 8 danh hiệu VĐQG nhưng thậm chí chưa bao giờ vào tới chung kết Champions League. Với Juventus, anh đã bị đánh gục 2 lần ở tứ kết. Với Inter và Milan là 4 lần bại trận ở vòng 1/8. Chưa hết, trong 16 trận ra sân từ vòng knock-out trong màu áo của 3 đội bóng lớn nhất Italia, Ibra không ghi nổi bàn nào! Đấy là một con số 0 tròn trĩnh và trinh nguyên cho Ibra trước khi gặp Arsenal. May thay, có một số liệu cho thấy mọi chuyện chưa phải đã đến mức địa ngục. Hai năm trước, khi chơi cho Barca, anh đã lập cú đúp vào lưới Arsenal ngay tại sân Emirates trong trận lượt đi vòng tứ kết (trận này hòa 2-2).

Ibra sẽ là câu trả lời cho hàng công của Milan

Sẽ là rất thừa nếu nói rằng Milan khát khao được thấy một Ibra thực sự bừng sáng, thoát khỏi bóng ma thất bại của chính anh, để rồi đưa Milan trở lại với đỉnh cao châu Âu trong những năm tháng còn lại của anh ở đây. Trên thực tế, Milan ở năm thứ hai của triều đại Allegri có thành tích không hẳn là tốt. Họ là đội Italia có số điểm ít nhất ở vòng bảng (9 điểm, Inter được 10 điểm, Napoli 11). Nhưng sự khác biệt lớn của Milan và Arsenal là ở chỗ, Milan vẫn còn trong cuộc đua Scudetto, trong khi đội bóng Anh đã bị gạt khỏi cuộc cạnh tranh danh hiệu vô địch Premier League và giờ đặt toàn bộ sức lực vào mặt trận mà họ đã không còn là một kẻ xa lạ. Kinh nghiệm của Wenger với một Arsenal năm nào cũng thay đổi nhân sự nhưng vẫn giữ nguyên tính cạnh tranh mạnh mẽ ở Champions League trong những năm đã qua là một thứ vũ khí mạnh mẽ và nguy hiểm cho Milan, khi Allegri chưa từng trải tại mặt trận này. Thất bại ở mùa trước có lẽ vẫn chưa đủ để ông đúc rút thành những bài học thực sự cho thành công. Những cựu binh còn lại từ thắng lợi 2007 ở Athens (Nesta, Inzaghi, Gattuso, Seedorf, Ambrosini) có lẽ không đủ để thắp lên ngọn lửa mà Milan cần để đốt cháy kẻ thù.

Chính trong hoàn cảnh ấy, điều trớ trêu là Milan phải trông cậy rất nhiều vào kinh nghiệm của Ibra trên chiến trường này. Tiền đạo người Thụy Điển đã vào đến bán kết Champions League với Barcelona năm 2010 (hãy nhớ cú đúp của anh vào lưới Arsenal tại tứ kết) và cùng Juventus vào tứ kết mùa 2005/2006. Nếu lịch sử đã đặt vào tay Ibra cơ hội để làm một điều gì đó phi thường (nghĩa là vượt qua cái bóng mờ nhạt của chính anh ở chiến trường châu Âu), tại sao anh không nắm lấy nó?

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không hề khủng hoảng. Chàng trai trẻ người Na Uy đang đứng trước viễn cảnh có được mùa giải thứ hai liên tiếp đoạt cú đúp danh hiệu quốc nội và giải thưởng Chiếc Giày Vàng của Premier League, một thành tích mà ngay cả Thierry Henry cũng chẳng làm được.

Xem thêm
top-arrow
X