Thứ Bảy, 16/11/2024Mới nhất
Zalo

Milan lần đầu vào Top 3 Serie A: Số phận thay đổi? Ít nhất là lúc này

Thứ Ba 10/11/2009 14:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Bốn trận thắng và một trận hòa đã làm thay đổi hoàn toàn số phận của Milan, và trên hết, sự nghiệp của Leonardo. Trong vòng một tháng, vị HLV trẻ người Brazil đã đưa Milan từ nửa dưới của BXH lên nửa trên, nhảy 10 bậc từ thứ 12 lên thứ 3 chỉ sau 5 trận, giờ chỉ còn cách Juve 2 điểm, Inter 7 điểm.

Sợ chết, xét cho cùng, là một phẩm chất đáng ngợi ca. Bởi chỉ khi cận kề cái chết, người ta mới dồn toàn bộ sức mạnh còn lại để thoát ra (dĩ nhiên, ai cũng biết, tốt hơn hết là đừng để mình rơi vào hoàn cảnh trớ trêu ấy). Từ thảm họa kinh khủng 0-4 trong trận derby, từ những trận đấu mà các tifosi yêu đến mấy cũng tắt ti vi đi ngủ, đến chỗ thắng 4/5 trận gần nhất, cướp được 4/6 điểm trên tay Real Madrid ở Champions League là một điều phi thường. Còn nhớ những lời chỉ trích nặng nề của dư luận đổ lên đầu họ, dành những lời lẽ cay nghiệt nhất cho BLĐ và Berlusconi, những lời than vãn về hiện tại và hoài cổ cho quá khứ sau trận thua Zurich. Bây giờ là một tâm trạng thoải mái hơn đang tràn ngập tất cả, nhưng cũng không ít những nỗi hoài nghi và sự lo ngại, rằng quá trình thăng hoa trên sẽ không kéo dài lâu. Một khi đội bóng được xây dựng trên sự hứng khởi của những người Brazil cùng tỏa sáng một lúc (Leonardo xây dựng đội bóng, Ronaldinho chuyền bóng cho Pato ghi bàn, Thiago Silva và Dida bảo vệ kết quả), hoàn toàn có lí do để khẳng định rằng, chỉ cần 1 hoặc 2 mắt xích Brazil trên chấn thương hoặc sa sút, tất cả sẽ lại thay đổi. Đội bóng cần nghỉ ngơi sau một chặng đấu dài gần một tháng, nhưng đợt nghỉ này có thể cắt đứt mạch cảm hứng đang dồi dào. Đấy là điều nguy hiểm.

 


Cần phải khẳng định là Milan đã tận dụng quá tốt đợt nghỉ dành sân cho các ĐTQG hồi tháng 10. Trước kì nghỉ, Milan đá 9 trận ở Serie A và Champions League, thắng 3, hòa 3, thua 5, ghi 7 và thủng lưới 9 bàn. Sau kì nghỉ này là một serie những thành công, những cuộc lội ngược dòng, những trận đấu với “tốc độ” 2 bàn/trận. Milan đã đá 7 trận ở các giải và không một lần thất bại (thắng 5, hòa 2, ghi 14 bàn, thủng lưới 8 bàn). Các nhà bình luận cho rằng, nỗi lo sợ thất bại đã khiến Leonardo trở nên dũng cảm đến mức liều lĩnh khi áp dụng một sơ đồ chiến thuật cực kì mất cân bằng với đặc sệt chất Brazil theo kiểu sơ đồ 4-2-4 đã giúp những người samba chiến thắng ở World Cup 1958. Không đội bóng châu Âu nào áp dụng sơ đồ này, vì nó ẩn chứa quá nhiều rủi ro. Các tiền đạo Brazil của Milan luôn xuất phát ở 2 cánh (Ronaldinho và Pato), trong khi ở trung tâm Borriello cố gắng tạo ra sự cân bằng chiến thuật nhờ di chuyển không bóng, và Seedorf chơi phía sau cả 3 trong vai trò điều phối. Milan hiện tại đã khác thời kì đầu của quá trình hồi sinh do thể lực đã được phục hồi sau giai đoạn đá giao hữu với mật độ giết người trong mùa hè, và đặc biệt, đã tự tin hơn, chơi như một đội bóng hơn. Họ không đá vật vờ như trước để rồi chỉ vùng lên trong hiệp 2, mà đã chủ động áp đặt lối chơi và ghi bàn trước. Rất khó có thể tiêu diệt được Milan trong lúc họ “lên đồng” bởi lối chơi kiểu 4-2-1-3 ấy đi ngược lại mọi nguyên tắc của bóng đá.

Bí quyết của lối chơi ấy không có gì quá khó hiểu: luôn khống chế trận đấu từ đầu, nhanh chóng ghi bàn dẫn điểm trước. Sau khi có ít nhất 2 bàn cách biệt, các đối thủ bao giờ cũng chơi hay hơn Milan, vì Milan không thể duy trì liên tục tốc độ “lên đồng”. Khi chỉ còn đá phòng ngự để bảo vệ tỉ số, Milan luôn mắc sai lầm và đấy là lí do tại sao các tifosi vẫn giật mình thon thót khi nguy cơ bị lật ngược thế trận lúc nào cũng hiển hiện. Liệu Milan có thể đi xa với chiến thuật ấy? Chắc là không. Leonardo chỉ đơn giản là không thay đổi một sơ đồ chiến thắng một khi Milan cứ thắng mãi. Những gì xảy ra trong thời gian qua có lẽ chỉ là hiện tượng và rồi Leonardo cần những thay đổi lớn khác nhằm duy trì niềm cảm hứng cũng như thành tích đang có. Điều đó mới khó, và kì nghỉ này chưa chắc đã có lợi cho Milan về mặt tinh thần. Dù sao đi nữa, Milan đã trở lại tốp đầu.

Cùng kì mùa trước, Inter đang đứng đầu bảng với 27 điểm, hơn Milan đứng thứ hai 1 điểm và Juve đứng thứ ba 3 điểm. Bây giờ, cách biệt trở nên lớn hơn, do Milan khởi đầu quá chậm chạp (ít hơn 4 điểm), Juve dậm chân tại chỗ (cùng được 24 điểm) và Inter tiến bộ (hơn 2 điểm). Khi Serie A trở lại, khoảng cách này sẽ được rút ngắn lại, hay rộng thêm ra?

Điều gì đã xảy ra với Milan?

1) Sơ đồ chiến thuật: Từ chỗ xoay xở khó khăn trong giai đoạn đầu với sơ đồ 4-3-3, 4-4-2 và 4-3-1-2, Leonardo đã chuyển sang sơ đồ tấn công mang tính mạo hiểm hiện tại, với sơ đồ 4-2-3-1 (biến thể là 4-2-1-3 khi có bóng), trong đó cặp Ambrosini-Pirlo trấn ngữ trung tuyến, Seedorf đá hộ công ở trung tâm, Ronaldinho lệch trái, Pato lệch phải và Borriello đá trung phong.

2) Tinh thần của đội: Chiến thắng đẻ ra chiến thắng. Thành công đã củng cố thêm niềm tin cho các cầu thủ, vốn rất rệu rã thời gian đầu mùa.

3) Ronaldinho: Thành công của Milan có công rất lớn của Ronaldinho về mặt chiến thuật và tinh thần. Các sơ đồ của Milan đều không có hiệu quả nếu như tiền vệ người Brazil không lấy lại được phong độ xuất sắc như hiện tại. Trong một tháng qua, Ronaldinho đã ghi 2 bàn thắng, chuyền 5 đường quyết định dẫn đến 5 bàn thắng.

4) Hàng thủ: Nesta và Thiago Silva đang chơi cực tốt trong giai đoạn này và bản lề cho những chiến thắng (theo đúng nghĩa của nó, Nesta ghi 2 bàn trong trận thắng Chievo, Thiago Silva mở tỉ số trận hạ Lazio).

5) Sự tỏa sáng của các cá nhân: Ronaldinho, Pato, Borriello, Nesta, Dida và Thiago Silva là những nhân tố nổi bật trong thời gian qua.

Milan: Từ Roma đến Lazio

Trận thắng Roma hôm 18/10 đã mở ra cả một chu kì thành công của Milan. Trước đó, từ đầu giải cho đến trận thua Zurich 0-1 ở Champions League hôm 4/10, Milan đã trải qua một sự khởi đầu đầy rẫy những thất bại và thất vọng, có lẽ là thất vọng nhất trong hơn 2 thập kỉ Milan gắn bó với Berlusconi. Thời gian Serie A nghỉ không đá trong hai tuần (từ 4/10 đến 18/10) đã tạo một bước ngoặt quan trọng giúp Leonardo có những điều chỉnh cụ thể (quan trọng nhất là chiến thuật 4-2-1-3, với việc bố trí Seedorf hỗ trợ bộ ba tấn công Ronaldinho-Borriello (hoặc Inzaghi)-Pato). Những thay đổi về thành tích cụ thể như sau:

Từ 23/8 đến 4/10/2009

Serie A (7 trận): Siena-Milan 1-2, Milan-Inter 0-4, Livorno-Milan 0-0, Milan-Bologna 1-0, Udinese-Milan 1-0, Milan-Bari 0-0, Atalanta-Milan 1-1. Tổng cộng: 2 thắng, 3 hòa, 1 thua, ghi 4 bàn thắng, thủng lưới 7 bàn.

Champions League (2 trận): Marseille-Milan 1-2, Milan-Zurich 0-1. Tổng cộng: 1 thắng, 1 thua, ghi 2 bàn, thủng lưới 2 bàn
Từ 18/10 đến 8/11/2009

Serie A (5 trận): Milan-Roma 2-1, Chievo-Milan 1-2, Napoli-Roma 2-2, Milan-Parma 2-0, Lazio-Milan 1-2. Tổng cộng: 4 thắng, 1 hòa, ghi 10 bàn, thủng lưới 5 bàn.

Champions League (2 trận): Real Madrid-Milan 2-3, Milan-Real Madrid 1-1. Tổng cộng: ghi 4 bàn, thủng lưới 3 bàn.


(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Adriano: Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Những lời tâm sự được chính cựu danh thủ Adriano viết trên website The Players’ Tribune, về nhịp sống tại khu ổ chuột nơi anh sinh thành, về quyết định rời bỏ thế giới bóng đá đỉnh cao hào nhoáng để tìm lại về nơi đây.

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Vòng đấu thứ 12 Serie A mùa giải năm nay khép lại với trận hoà 1-1 giữa hai kẻ đang dẫn đầu bảng xếp hạng là Inter Milan và Napoli. Trận hoà này cùng với những trận thắng trước đó của những Juventus, Atalanta, Fiorentina và Lazio đã khiến cho bảng xếp hạng ở những vị trí dẫn đầu trở nên vô cùng chật chội.

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Xem thêm
top-arrow
X