Thứ Năm, 14/11/2024Mới nhất
Zalo

Milan của Leonardo: Tệ nhất mọi thời đại?

Thứ Tư 30/09/2009 13:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Milan đang trên đường đi vào lịch sử, nhưng không phải là để ghi danh một chiến công để đời. Chỉ có 3 bàn thắng sau 6 trận đầu Serie A, Milan đã chạm đến kỷ lục buồn của mùa giải 1981-82. Trong lịch sử 110 năm qua của đội bóng lừng danh này, đó chính là mùa giải duy nhất mà họ phải xuống hạng do thi đấu quá kém (chỉ ghi 21 bàn/30 trận cả mùa). Liệu còn gì tệ hơn thế?

Có đấy, nếu như đội quân của HLV Leonardo tiếp tục không biết cách chọc thủng lưới đối phương trong những trận tiếp theo ở Serie A, mà nếu như Milan không cải thiện được sự nhu nhược đã thể hiện trước Bari, khả năng này là vô cùng lớn, dù đối thủ sắp tới của họ đều không phải là những đội mạnh về phòng ngự (Atalanta, Roma, Chievo). Không ai có thể chấp nhận được thực tế một đội bóng, mà trong những năm qua luôn nằm trong top những đội chơi tấn công đẹp mắt và hiệu quả nhất Serie A, cứ trung bình hai trận mới ghi một bàn thắng như hiện tại, nói gì đến kém hơn. Bây giờ vẫn là quá sớm để nói rằng Milan sẽ xuống hạng giống như lịch sử 28 năm về trước, nhưng sự thất vọng mà họ đã gây ra cho người hâm mộ thì không hề khác nhau, nếu không muốn nói là những gì xảy ra ở mùa giải đáng buồn kể trên vẫn còn đáng thông cảm hơn tình cảnh lúc này. Đó là mùa giải mà Milan vừa trở lại từ Serie B (bị giáng hạng ở mùa 1980-81 do dính vào vụ bê bối dàn xếp tỷ số Totonero), bị mất hết hầu như toàn bộ những cầu thủ trụ cột và mới bắt đầu quá trình tái thiết từ con số 0.



Milan chưa bao giờ thể hiện năng lực ghi bàn kém cỏi đến vậy trong 23 năm đã qua của triều đại Berlusconi, kể cả ở mùa giải tệ nhất 1997-98, mùa giải họ chỉ xếp thứ 10 chung cuộc ở Serie A (trong số 18 đội). Trong bi kịch của đội bóng áo đỏ-đen, người ta tìm thấy một điều khôi hài. So với mùa trước, Milan không mất đi chân sút nào, thậm chí họ còn bổ sung thêm tới 3 chuyên gia tấn công từ chính thức đến dự bị (Huntelaar, Di Gennaro và Zigoni), chưa kể đến việc Pato càng lúc càng trưởng thành và Ronaldinho được chủ tịch Berlusconi “tiến cử” lên đá tiền đạo. Sự thiếu vắng Kaka là lý do hết sức xác đáng, sự sa sút và bệ rạc khó tin của Ronaldinho cũng là một nguyên nhân, nhưng theo đa số những ai đã và đang theo dõi bước đi của Milan, lỗi lớn nhất trong sự yếu kém này nằm ở nhà cầm quân nghiệp dư Leonardo.

Tiền vệ hào hoa một thời này không tạo được cảm hứng và động lực cho các học trò, không biết cách đưa ai vào sân và rời sân trong những hoàn cảnh cụ thể và phản ứng rất chậm trước các diễn biến trận đấu. Bất chấp luôn để đội bóng xuất phát với 2 chân sút, Leo hầu như không có cách nào giúp các cầu thủ trên tuyến đầu của Milan liên hệ được với nhau. Huntelaar là một nỗi thất vọng lớn cho đến lúc này, nhưng tiền đạo người Hà Lan luôn chỉ nhận được không nhiều hơn 5 đường chuyền mỗi trận. Làm sao anh có thể gây dấu ấn khi không được trợ giúp, nhất là khi anh đang cần điều đó hơn bao giờ hết để hòa nhập? Trận đấu duy nhất đáng khen của Milan dưới quyền Leonardo là trên sân Velodrome của Marseille ở Champions League, nhưng chiến thắng hôm đó là của Pippo Inzaghi và Seedorf, chứ không phải của Leo, người đã gần như phó mặc các cầu thủ trong cơn bão tấn công điên cuồng từ phía đối thủ.

Trước mắt Milan ở Serie A đang là Atalanta, đội bóng đang thể hiện được sự tiến bộ tương đối rõ rệt sau khi thay người chèo lái. Trong hai trận đầu tiên của tân HLV Conte, đội bóng xứ Bergamo mới chỉ để thủng lưới duy nhất 1 bàn thắng và kiếm được 2 điểm đầu tiên sau 4 trận đầu toàn thua (Milan chỉ có 1 điểm trong 2 trận gần đây). Trận hòa may mắn với Bari cuối tuần qua cho thấy sức mạnh hay đẳng cấp vượt trội của Milan chỉ tồn tại trên giấy tờ chứ không phải trên sân. Một trận bế tắc nữa tại Bergamo hoàn toàn có thể xảy ra để đưa kỷ lục 0,5 bàn/trận trở thành dĩ vãng và đưa Milan của Leonardo trở thành đội bóng tệ nhất. Nhưng không rõ khi đó, Milan có còn là của Leo nữa hay không…

Đừng mơ vé Champions League?

Milan sẽ không xuống hạng, đó là điều gần như có thể khẳng định dù họ đã sa sút không phanh trong thời kỳ hậu Kaka, nhưng để đạt được một thành tích gì đó thì không ai dám chắc. Những thống kê trong lịch sử cho thấy mục tiêu lọt vào Top 3 mà sếp Galliani đặt ra trước mùa giải đang là một cái đích quá tầm với thầy trò HLV Leonardo. Với 8 điểm sau 6 trận đầu, Milan đang lặp lại thành tích của mùa 1986-87 (xếp thứ 5 chung cuộc) và 2000-01 (thứ 6 chung cuộc). Trong 25 năm qua, chỉ có hai lần Milan có ít hơn 8 điểm sau 6 vòng, là mùa 1997-98 thảm họa (5 điểm, đứng thứ 10 chung cuộc) và 2007-08 (7 điểm, thứ 5 chung cuộc). Điều dễ dàng nhận ra là Milan chưa từng vươn lên được vị trí thứ tư một khi đã xuất phát với tốc độ rùa bò như hiện tại, và nếu lịch sử một lần nữa là đúng đắn, thì cơ hội tiếp tục dự Champions League mùa tới của Milan, kể cả có phải qua vòng play-off, là hết sức mong manh


(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

Xem thêm
top-arrow
X