Thứ Bảy, 16/11/2024Mới nhất
Zalo

Khi Messi không phải người Argentina: Yêu Messi, như yêu Maradona?

Thứ Tư 06/07/2011 14:29(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Người Argentina luôn so sánh anh với Diego Maradona vĩ đại, nhưng học cách yêu Lionel Messi luôn là một điều khó khăn đối với trái tim đầy sự vị kỷ của họ. Vậy mà họ luôn đòi hỏi anh phải mặc vừa chiếc áo của Maradona!

“Messi, anh là ai?”. Báo chí Argentina đã mỉa mai anh như thế, sau trận hòa trước Bolivia. Sau rất nhiều lần từng chỉ trích Messi một cách thậm tệ, ở mọi trận đấu, từ World Cup, vòng loại, giao hữu, và bây giờ là ở ngay trận mở màn Copa America. Nhưng điều nghịch lý là cũng với những gì đã thể hiện ở trận gặp Bolivia, độc giả trên toàn thế giới đã chọn anh là cầu thủ xuất sắc nhất trận, theo kết quả bình chọn trên trang chủ Copa America.

Messi cần tình yêu như tình yêu mà các CĐV Argentina dành cho Maradona

Thật ra, đó là một sự trái khoáy không mới mẻ: Messi có thể là một thiên tài ngày ngày được cả thế giới ngả mũ tung hô, nhưng đất nước Argentina, Tổ quốc của anh, thì lại không thể học được cách cảm nhận và yêu mến một cầu thủ đã sống ở TBN suốt 11 năm qua, và chưa bao giờ chơi bóng cho một CLB quê nhà. Người Argentina chỉ được biết anh qua màn hình ti vi, một cách xa lạ và hời hợt, và chắc chắn, họ không thể chạm đến trái tim nhau.

Sự lạnh lùng ấy không hề tồn tại với Diego Maradona. Tại thủ đô Buenos Aires, tên của ông được đặt cho sân nhà của CLB Argentinos Juniors (nơi Diego khởi nghiệp, chơi 167 trận và ghi 115 bàn thắng), được các CĐV hát vang trên sân trong mỗi trận đấu, và được tôn thờ một cách vô điều kiện. Điều tương tự diễn ra ở La Boca, nơi đóng quân của Boca Juniors (đội bóng cũ của Maradona), nơi người ta có thể mua mọi thứ về Mardona trong các cửa hàng lưu niệm. Thậm chí, tại Rosario, quê hương của Messi và cũng là nơi đóng quân của Newell`s Old Boy (đội mà Maradona đã chơi ở đó một năm, vào mủa giải 1993-1994), có hẳn một gian hàng mang tên ông. Trên con phố mua sắm chính Lavalle ở thủ đô Buenos Aires, bất kỳ một chủ cửa hàng đồ thể thao nào cũng có thể khẳng định chắc nịch rằng số áo Maradona họ bán ra nhiều hơn hẳn những chiếc áo có tên Messi. Ở trong các học viện bóng đá trẻ tại Rosario, nơi hàng trăm thiếu niên theo học, không một ai mặc chiếc áo in tên Messi. Một phần ba số đó đã nói “không biết”, khi phóng viên tờ Ole đưa bức ảnh Messi ra, và hỏi anh là ai.

Những sai lầm của Maradona, dẫn đến thất bại của Argentina ở World Cup 2010, không làm người Argentina bớt yêu ông hơn: Họ chào đón ông như một người hùng, khi đội tuyển trở về nước sau thảm bại mất mặt trước ĐT Đức. Ngược lại, Messi, dù là người chơi hay nhất đội Argentina ở Nam Phi, vẫn không thể đẩy bản thân anh bật lên khỏi những định kiến, và thậm chí còn trở thành một lý do được đưa ra để giải thích cho mọi thất bại của đội tuyển Argentina, một cách mù quáng không khác gì tình yêu mà người Argentina dành cho Maradona.

Lỗi của Messi?

Messi có lỗi, và đáng phải nhận một sự phân biệt lớn nhường ấy? Phải, nếu lỗi của anh là đã bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp ở một nơi cách Buenos Aires của Maradona 6700 dặm (tại Barcelona, năm 2004), là không cho người Argentina cơ hội để được chứng kiến sự trưởng thành của một trong những tài năng kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử bóng đá Thế giới, như khi chứng kiến Maradona lớn lên một cách ngổ ngáo trên những con phố nghèo ngoại ô Buenos Aires, để rồi cũng chẳng có một cơ hội nào mà yêu anh, một người luôn bị coi là mang một nửa dòng máu TBN trong người. Người Argentina, vốn đang sống trong một nỗi đam mê cuồng nhiệt với Maradona, bỗng giật mình nhận thấy rằng ở bên kia Đại Tây Dương, họ cũng có một tài năng được so sánh với Diego vĩ đại, để rồi sau khi nhận thấy rằng Messi – Argentina không thể bằng Messi – Barcelona, họ chuyển sang mỉa mai, chỉ trích, và đổ mọi tội lỗi lên đầu anh.

Maradona có lẽ không thể lớn lên trong một sự đùm bọc lớn lao bởi tình yêu của người Argentina, nếu sống ở một thời đại toàn cầu, khi bóng đá trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ, để rồi anh, cũng như Messi, sẽ phải đứng vào trong hàng ngũ những cầu thủ kiệt xuất của người Argentina thậm chí chưa từng chơi cho một CLB nào ở quê nhà, đồng nghĩa với việc sẽ chẳng có một tình yêu nào nảy nở trong lòng các CĐV Argentina, những người không thể học cách yêu một cầu thủ qua màn hình ti vi, qua những bài báo quốc tế ca ngợi, mà phải được chứng kiến họ bằng xương bằng thịt, được cảm nhận họ theo một góc nhìn rất “đời” và đánh thức những cảm xúc một cách chân thực.

Maradona, giống như một cái cây đã được nuôi lớn bằng tình yêu của người Argentina, đã không làm phụ lòng đất nước này. Nhưng còn Messi, anh có thể được nuôi lớn trong lòng những người Catalunya, và đền đáp một cách hoàn hảo với người Argentina hay không?

(Theo Thể Thao Văn Hoá) 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Adriano: Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Những lời tâm sự được chính cựu danh thủ Adriano viết trên website The Players’ Tribune, về nhịp sống tại khu ổ chuột nơi anh sinh thành, về quyết định rời bỏ thế giới bóng đá đỉnh cao hào nhoáng để tìm lại về nơi đây.

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Vòng đấu thứ 12 Serie A mùa giải năm nay khép lại với trận hoà 1-1 giữa hai kẻ đang dẫn đầu bảng xếp hạng là Inter Milan và Napoli. Trận hoà này cùng với những trận thắng trước đó của những Juventus, Atalanta, Fiorentina và Lazio đã khiến cho bảng xếp hạng ở những vị trí dẫn đầu trở nên vô cùng chật chội.

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Xem thêm
top-arrow
X