Thứ Bảy, 23/11/2024Mới nhất
Zalo

Góc Man Utd: Qua đông, chắc vẫn chưa hết khủng hoảng...

Thứ Tư 16/10/2013 17:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
(Bongda24h) - Có lẽ rằng để xét đoán tương lai của một đội bóng phải dựa vào nhiều yếu tố, nhưng nếu kết hợp sự yếu kém của David Moyes trên TTCN cộng với cách làm ăn thiếu hiệu quả trong chợ đông suốt 4 năm qua, có thể đi tới kết luận nếu Quỷ Đỏ hồi sinh thì sẽ là vì lí do khác chứ chẳng phải là qua những cái tên bom tấn.

Các Manucians có lí do để tin tưởng vào việc khi chợ đông tới, họ sẽ thay da đổi thịt và thoát khỏi ánh mắt hoài nghi của giới mộ điệu vào thời điểm hiện tại. Chỉ đứng thứ 9 trên BXH, đội bóng rời rạc như thể là một nhóm nhạc 11 người hát bè chồng chéo nhau, thiếu kết dính, không ý tưởng, kém sáng tạo, Man Utd được người ta đánh giá là cái tên có khởi đầu thất vọng nhất Premier League năm nay, bất chấp việc họ còn đứng trên ... 11 đội nữa trước khi kì nghỉ nhường chỗ cho VL World Cup 2014 thi đấu. Đương nhiên, ĐKVĐ mà thi đấu như thế thì khó có thể chấp nhận. Chẳng thế mà ở chợ đông tới, xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan tới việc Man Utd chuẩn bị mua Alexis Sanchez, Adil Rami, Ander Herrera hay Leighton Baines... Toàn tên hàng khủng. Thế nhưng liệu người hâm mộ Man Utd có thể lấy đó mà làm vui mừng?

Câu trả lời là không. Khi chưa có bất kì thỏa thuận nào, hợp đồng nào hay thậm chí là lời chấp nhận miệng nào thì các CĐV Manchester United đừng mất công hi vọng gì hết, bởi lẽ suốt 4 năm qua, Sir Alex đã nhắm hàng ... trăm cái tên trong chợ đông, và cũng có vài "bom tấn" được chờ đợi, nhưng rốt cuộc, những thương vụ được xem là thành công ít nhiều của Quỷ Đỏ trong vài năm trở lại đây như Dimitar Berbatov từ Tottenham 
Hotspur, Javier Hernendez từ Chivas de Guadalajara, Phil Jones từ Blackburn, Shinji Kagawa từ Borussia Dortmund, Robin Van Persie từ Arsenal... có một điểm chung là chỉ diễn ra từ tháng Sáu tới tháng Tám, tức là trong phạm vi chợ hè. Điều đó cũng dễ hiểu khi TTCN mùa đông là nơi người ta mua nhau một cách chộp giật, đánh bạc là chính, và thường thì cứ đến TTCN đông, Man Utd bán nhiều hơn mua. Thế nên mới nói các Manucians đừng quá kì vọng.

Milan sẽ mua  Adem Ljajic để thay thế Robinho?
Adem Ljajic đang tỏa sáng tại Serie A, M.U có tiếc?

Nói thì phải có bằng chứng. Hãy cùng lật lại xem trong 4 năm qua, dưới bàn tay của phù thủy Sir Alex tài ba, Man Utd đã làm được những gì trong chợ đông, để thấy được rằng Alex Ferguson giỏi như vậy mà cũng không thể buôn bán được tốt chỉ trong vỏn vẹn một tháng nước Anh ngập trong tuyết, thì liệu David Moyes mới chân ướt chân ráo đến Old Trafford có thể làm trò trống gì? Tháng 1 năm 2009, Man Utd đã có một bước đi tương đối thành công, đó là gia hạn hợp đồng với huyền thoại Ryan Giggs. Họ cho Hull City mượn Manucho Goncalves, đẩy David Gray đến Plymouth, chiêu mộ Darron Gibson, Zoran Tosic và Adem Ljajic. Phải nói rằng Sir Alex thời bấy giờ vô cùng tinh tường khi phát hiện ra tài năng của bộ 3 này, bằng chứng: Tosic hiện là trụ cột không thể thay thế của CSKA Moscow, Adem Ljajic cùng Roma thống trị Serie A và Darron Gibson thì cũng đã chứng minh được phần nào tài năng ở Old Trafford. Chỉ có điều ông nhìn ra tài năng của họ nhưng ... không dùng, để các đội khác khai thác một cách triệt để. Đâu có phải Sir Alex mua phải hàng xịt, ông mua đúng người cần mua, nhưng lại quá tin tưởng vào thế hệ năm 1999 mà một tay mình đào tạo, dẫn tới việc dù cho mua thành công nhưng dùng thất bại. Ngay khi mua Ljajic từ FK Partizan rồi cho chính CLB này mượn lại sau đó, Man Utd đã tự chuốc án tử cho mình.

Một năm sau, họ gia hạn hợp đồng thành công với Edwin van der Sar và Luis Nani, cũng có thể coi là một bước đi tích cực. Tuy nhiên, cả một mùa đông Man Utd vẫn không thay đổi chính sách chuyển nhượng khi chỉ nhắm tới các cầu thủ trẻ, mà ở dây là Mame Biram Diouf và Danny Simpson. Với trường hợp của trung vệ Simpson, Man Utd thực hiện giống y hệt thương vụ Adem Ljajic khi mua anh này từ Newcastle và tiếp tục cho đội bóng chủ quản cũ mượn. Sir Alex chủ tâm giữ lại Biram Diouf, người mà ông trực tiếp "ngắm giò" rồi đưa về Old Trafford từ Molde. Lúc đó, Sir Alex cùng các cộng sự đã "quảng cáo" Diouf rất "mạnh" và coi anh là tương lai của Man Utd. Thực vậy, Sir Alex không hề coi Diouf là một thương vụ "vứt đi", khi tạo cho anh tương đối nhiều cơ hội ra sân thi đấu. Tuy nhiên, chỉ "chịu được" Diouf 2 năm, Man Utd đã phải bán chân sút khá kém duyên này cho Hannover 96. Ở Đức, trớ trêu thay, Diouf lại đá quá hay khi ghi tới 20 bàn trong 42 trận cho Hannover. Diouf là một Ljajic thứ hai.

Suốt mùa đông năm 2011, Man Utd im hơi lặng tiếng trên TTCN. Ngoài việc tiếp tục cho Diouf tích lũy kinh nghiệm tại Blackburn, Quỷ Đỏ còn đẩy Richie De Laet, một trong những tài năng trẻ xuất sắc nhất Carrington thời bấy giờ, sang Porstmouth dưới dạng cho mượn, và kể từ đây, sự nghiệp của De Laet rất mờ nhạt. Gary Neville từ giã sự nghiệp, nhưng Man Utd vẫn gia hạn hợp đồng thành công với cặp đôi tiền vệ Michael Carrick - Darren Fletcher. 1 năm sau (tức là mùa đông năm ngoái), ngoài việc bán Diouf, đưa Macheda sang tu nghiệp tại QPR, cho Leicester mượn Daniel Drinkwater, Man Utd không hề có bất kì chuyển động nào trên thị trường ngoài việc thu nhận Joshua King và De Laet về sau khi hợp đồng cho mượn của họ đáo hạn. Và đến mùa đông năm nay, họ nhận Jesse Lingard về từ Leicester, tiếp tục không mua thêm bất kì ai dù cho đặt mục tiêu cao ở Champions League. Nỗi thất vọng Bebe được đẩy hẳn sang Rio Ave sau một chuỗi nỗ lực cải tạo bất thành, Joshua King chuyển tới Blackburn, tiếp tục cho Macheda lưu lạc ở Stuttgart và để đội trưởng đội trẻ Scott Wootton tới Peterborough. Chẳng có gì là nổi bật hay tạo nên nét đột phá như những gì mà người hâm mộ Man Utd mong đợi.

Vì thế, đừng quá hi vọng vào khả năng David Moyes sẽ làm thay đổi Man Utd chỉ sau một vài thương vụ chỉ ở dạng tiềm năng trong mùa đông tới, bởi Sir Alex còn không thể làm nổi điều đó, và rất ít chiến lược gia làm được điều đó: Mourinho, Ancelotti hay Wenger cũng đã thất bại chẳng ít. Alexis Sanchez ư? Baines ư? Khi nào mua được hẵng mừng. Và cũng đừng biến Sanchez thành Ljajic hay Diouf, mua được mà niềm vui ngắn chẳng tày gang. Có sai không khi nói Man Utd cứ đợi 1 năm rồi tái thiết mạnh mẽ vào mùa hè, khi mà lứa Giggs, Carrick, Ferdinand hay Vidic cũng đã "sức cạn lực kiệt"?
  • Thành Nguyễn - Bongda24h.vn

  
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ hài lòng?

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Trong những mùa giải gần đây, chúng ta luôn thấy một khả năng xoay sở rất tốt của HLV Carlo Ancelotti với những gì Real Madrid có trong tay. Nhưng ở mùa này, khi cơn bão chấn thương lũ lượt kéo tới, liệu chiến lược gia người Italia có thể tiếp tục nói chúng tôi hài lòng với đội hình hiện tại?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Arne Slot đang tận hưởng lợi thế về mùa giải ra mắt tại Premier League

Arne Slot đang tận hưởng lợi thế về mùa giải ra mắt tại Premier League

Arne Slot đang tận hưởng lợi thế về mùa giải ra mắt tại Premier League

Khi một nghệ sĩ âm nhạc phát hành album đầu tay được đánh giá cao và bán hàng triệu bản, thành tựu này thường được ca ngợi trong bối cảnh đây là nỗ lực đầu tiên của họ. Và Liverpool của Arne Slot cũng đang trong một cơ hội tương tự để làm điều đó trong mùa giải này.

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Điều khiến cho nỗi đau thêm chua xót là có thời điểm, Ghana tưởng chừng như đã vượt qua khó khăn, nhưng không phải vậy. Ghana đã không có được chiến thắng cần thiết ở Angola hôm thứ Sáu, đồng nghĩa với việc Mohammed Kudus, Thomas Partey và Antoine Semenyo sẽ không thể góp mặt tại Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) sắp tới, diễn ra ở Morocco vào tháng 12/2025.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Rodri: Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Lượt trận thứ 6 vòng loại thứ 3 khu vực Châu Á đã khép lại với không ít những kết quả bất ngờ, nhưng điều đó không làm giảm đi cơ hội của những ứng cử viên hàng đầu mà chỉ làm tăng thêm sự kịch tính trong việc đi tìm những chiếc vé còn lại đến Bắc Mỹ vào mùa hè 2026. Ngoại trừ những ông lớn như Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc đã khẳng định được đẳng cấp, những quốc gia khác vẫn đang trên đường ghi danh vào lịch sử.

Xem thêm
top-arrow
X