Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Chung kết Champions League: Thế hệ thống trị tiếp theo

Thứ Bảy 25/05/2013 07:57(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trận chung kết tại Wembley vào rạng sáng chủ nhật sẽ là bước khởi đầu mới cho một chu kì lịch sử của bóng đá Đức tại Champions League.

Có một điều dễ nhận thấy, kể từ khi chính thức được đổi tên thành UEFA Champions League vào năm 1992/1993, giải đấu danh giá nhất Châu Âu đã có được sự cạnh tranh khá cân bằng giữa các quốc gia có CLB tham dự.

Không còn sức mạnh độc tôn của Real Madrid, Liverpool hay AC Milan ở thời kì trước đó nữa, thay vào đấy là sự trỗi dậy của những đội bóng đồng hương cũng không kém tham vọng như Barca, Man United, Juventus xen lẫn những CLB đến từ các nền bóng đá kém danh tiếng hơn như Hà Lan, Pháp, Đức.

Kỉ nguyên thống trị của người Đức
Kỉ nguyên thống trị của người Đức

Chính vì lẽ đó, suốt 20 năm qua, lịch sử Champions League chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nền bóng đá khác nhau ở Châu Âu với sự đổi ngôi liên tục giữa các CLB đến từ các quốc gia khác nhau. Cho đến lúc này, chưa có nhà vô địch nào bảo vệ ngôi vị đỉnh cao của Châu Âu 2 lần liên tiếp.

Song nói như thế không có nghĩa rằng không tồn tại sự thống trị lâu dài của một nền bóng đá nào tại Champions League. Ngược lại, nếu như chia quãng thời gian 20 năm lịch sử của Champions League ra thành 4 giai đoạn, thì ta đã có thể điểm ra 3 quốc gia từng là trung tâm quyền lực của bóng đá Châu Âu. Và rất có thể, trận chung kết tới đây vào rạng sáng chủ nhật sẽ là điểm khởi đầu cho thời kì thứ 5: "Sự lên ngôi của người Đức."

Serie A: Từ Milan đến Juventus

Bằng chiến thắng thần thánh 4-0 trước Barcelona hùng mạnh của Thánh Johan Cruyff vào năm 1994, AC Milan đã bắt đầu triều đại đầu tiên của người Ý trong lịch sử Champions League với những cái tên như Marcel Desailly, Roberto Donadoni và đặc biệt là HLV Fabio Capello.

Kể từ đó, mỗi mùa Champions League đều chứng kiến một đại diện của nước Ý có mặt ở trận chung kết. Milan năm 1995 và Juventus vào các năm 1996, 1997, 1998. Kết quả là, Serie A trở thành giải đấu hấp dẫn nhất thế giới vào khi ấy với sự đổ bộ của hàng loạt hảo thủ như Ronaldo của Inter Milan, Edgar Davids, Didier Deschamps và Zinedine Zidane của Juventus.

Tuy nhiên, trong số 5 trận chung kết kể từ năm 1994 đến năm 1998, người Ý chỉ có có 2 lần được nếm trải vinh quang. Năm 1995, Milan thất bại trước Ajax Amsterdam, trong khi đó Juve thất bại 2 lần liên tiếp trước Real Madrid và Dortmund vào các năm 1997, 1998.

La Liga: Sự thống trị của Đế Chế màu trắng

Năm 1998 chứng kiến sự sụp đổ của vương triều Serie A trên bình diện Châu Âu sau khi Real Madrid đánh bại Juventus bằng bàn thắng duy nhất của Mijatovic vào phút 67 của trận đấu. Hai năm sau, với những Redondo, Mcmanaman, Raul, Hierro và Roberto Carlos, Club Blanco tiếp tục gieo rắc nỗi sợ hãi khắp Châu Âu bằng chiến thắng vang dội 3-2 trước nhà ĐKVĐ khi đó là Man United ngay tại nước Anh, trước khi tiến thẳng đến chung kết và đả bại người đồng hương Valencia với 3 bàn không gỡ.

Trận đấu ấy cũng đánh dấu thời kì vàng son của La Liga bởi đó là lần đầu tiên một đất nước có 2 CLB cùng tham dự một trận chung kết Champions League. Vào năm 2002, Real giành chức vô địch Châu Âu thứ 9 sau khi chiến thắng Bayer Leverkusen của Michael Ballack với cú volley đẳng cấp của Zidane, đánh dấu một mốc son chói lọi của thế hệ Galaticos 1.0 dưới thời ông trùm Florentino Perez. Toàn thắng trong 3 lần lọt vào trận chung kết chỉ trong vòng có 6 năm, cho đến lúc này, Real Madrid vẫn là CLB có tỉ lệ thắng thua ấn tượng nhất trong các trận chung kết Champions League.

Premier League: Tứ đại gia xưng bá Châu Âu

Bỏ qua chức vô địch có phần bất ngờ của Man United vào năm 1999, kể từ năm 1993 cho đến năm 2005, các CLB Anh rất hiếm khi có được thành công ở đấu trường danh giá nhất Châu Âu. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2005 trở đi, cán cân quyền lực ở Châu Âu lại bắt đầu có chiều hướng nghiêng về những đại diện của xứ sở sương mù. Ngoại trừ năm 2010, từ năm 2005 cho đến năm 2012, tất cả các trận chung kết Champions League đều có một đại diện của nước Anh góp mặt.

Đó là tứ đại gia của nước Anh với những ngôi sao như Alonso, Gerrard, Torres, Henry, Ronaldo, Rooney, Drogba, Ballack, Lampard: Liverpool (2 lần), Arsenal (1 lần), Chelsea (2 lần) và Man United (3 lần). Không chỉ vậy, từ năm 2007 đến 2009, Champions League chứng kiến liên tục 3 vòng bán kết có tỉ lệ 3 đội bóng Anh + 1. Đặc biệt, năm 2008, MU và Chelsea tạo nên trận chung kết toàn Anh đầu tiên trong lịch sử Champions League.

Tuy nhiên, dù thống trị Châu Âu trong 1 thời gian dài nhưng nước Anh cũng chỉ có thể có được 3 danh hiệu Champions League của Liverpool, MU và Chelsea vào các năm 2005, 2008 và 2012. Còn lại, là những lần lên ngôi của Barca (2006, 2009,2011), AC Milan (2007).

La Liga: Tiki Taka lên ngôi

Xen kẽ sự thống trị của Tứ đại gia nước Anh là nét nổi bật của Barcelona với thứ bóng đá đẹp mắt và tuyệt chiêu Tiki Taka trứ danh. Năm 2006, Barca lên ngôi với bộ ba E'to - Deco - Ronaldinho, thế nhưng đó chỉ là sự xuất hiện tức thời mà thôi. Mãi đến năm 2009, với một bộ ba khác: Xavi - Iniesta - Messi, Barca mới thật sự trở thành một thế lực đáng sợ trên toàn cõi Châu Âu với 2 chức vô địch vào các năm 2009, 2011 và hàng chục danh hiệu ở các giải đấu liên quan khác.

Cũng phải nói thêm, cùng với sức mạnh độc tôn của Barca, gã khổng lồ Real Madrid cũng đã thức giấc sau nhiều năm ngủ vùi ở Champions League bằng những chiến thắng vang dội để cùng với Barca chiếm 2 suất tại bán kết 3 mùa Champions League gần nhất. Tuy vậy ở mùa giải năm nay, Real Madrid và Barca đã gặp những thử thách cực kì lớn đến từ một nền bóng đá khác đang trỗi dậy mạnh mẽ không kém, Bundesliga.

Bundesliga: Kỉ nguyên mới của Champions League?

Chuyện Bundesliga trở thành giải đấu thứ 4 có 2 CLB cùng góp mặt trong 1 trận chung kết đã chứng minh rằng, bóng đá Đức đã thực sự đi đúng hướng sau nhiều năm cải cách mạnh mẽ. Đáng tự hào hơn là, những đại diện gục ngã trước chân họ ở vòng bán kết, đều là những cái tên thống trị Châu Âu một cách áp đảo từ 3 mùa giải trước đó.

Thực tế, dù cho CLB nào giành được chiến thắng tại Wembley vào sáng chủ nhật tới, thì Bundesliga vẫn sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất, hệt như cái cách mà Serie A, Premier League hay La Liga đã từng được. Cùng với sự trỗi dậy của những đại diện như Dortmund, Schalke 04 và nền tảng bền vững của Bayern Munich, bản quyền truyền hình của giải đấu này sẽ tăng cao, cùng với đó, những ngôi sao sẽ thi nhau kéo về để tìm kiếm vinh quang và tiền bạc. Khi đó với những gì đã có và sự đổ bộ của những ngôi sao, rất có thể, kỉ nguyên thứ 5 của Champions League, sẽ là đất diễn của người Đức.

(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Xem thêm
top-arrow
X