Thứ Bảy, 27/04/2024Mới nhất
Zalo

Câu chuyện World Cup: Cơ hội nào cho Owen?

Thứ Năm 28/01/2010 14:18(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Michael Owen bị ám ảnh, lúc nào cũng thế, bởi màu áo trắng của ĐT Anh. Khi mà World Cup chỉ còn không tới 6 tháng nữa là sẽ diễn ra, tiền đạo xuất sắc thứ 4 trong lịch sử ĐT Anh và là người ghi được nhiều bàn nhất vẫn còn chơi bóng, 40 bàn sau 89 trận, chia sẻ với báo Guardian về cuộc chiến để được thừa nhận và hy vọng của anh.

“Dù sao thì ĐT Anh vẫn luôn quan trọng hơn Michael Owen, nhưng tôi chắc chắn rằng nếu tôi được thu xếp đồ đạc đến Nam Phi, tôi sẽ làm ngay lập tức. Tôi đã xem tất cả những trận đấu của ĐT. Tôi biết HLV Capello đang chờ đợi gì, dù tôi không được góp mặt cùng đội tuyển. Tôi luôn hỏi Rooney rằng ông ấy trông đợi gì? Tôi luôn nghĩ về đội tuyển. Tôi khao khát được chơi cho đất nước và tham dự một kỳ World Cup nữa. Nếu được gọi vào đội tuyển, tôi sẽ làm hết sức mình. Nhưng thật khó khi nghĩ về một điều gì có thể sẽ không đến trong cuộc đợi bạn”.

Cá tính của một thiên tài giúp anh trở thành ngôi sao lớn nhất của ĐT Anh ở World Cup 1998, khi mới 17 tuổi. Từng được Sven-Goran Eriksson mô tả là “một sát thủ lạnh lùng”, thế nhưng, Owen đã không được khoác lên mình chiếc áo trắng từ tháng 3/2008, dù khát khao thì chưa bao giờ nguôi.

Owen vẫn hy vọng được dự World Cup


“Mỗi người xử lý những nỗi buồn trong cuộc đời của mình khác nhau, như mất người thân, như với tôi là không được gọi vào ĐT Anh”, Owen nói. “Khi tôi lần đầu tiên thấy danh sách đội tuyển không có tên mình, tôi như hoá đá. Tôi đã là tiền đạo đá chính của ĐT Anh từ năm này đến năm khác. Tôi hết sức thất vọng và rất buồn. Trong mấy ngày liền tôi tìm cách xua đuổi điều đó khỏi đầu mình. Tôi tự nói rằng, tôi chơi không tốt, cần tìm lại phong độ, chơi cho một đội gặp khó khăn, khi còn ở Newcastle, mọi lý do để tự an ủi mình.

Rồi lại lần sau nữa, tôi cũng không có tên, và tôi lại thấy như hóa đá, rồi lại đưa ra những lý do để an ủi mình. Rồi lần thứ ba, thứ tư, và dần dần tôi cũng quen với việc đó. Tôi tự xử lý và sỉ vả mình: Không sai, tôi là một cầu thủ bỏ đi, vì không được gọi vào đội tuyển… Khi suy nghĩ quá nhiều, bạn bắt đầu nghi ngờ bản thân, nghi ngờ khả năng của mình, tôi lại cố gắng hơn khi tập luyện. Nhưng thật khó có thể nói rằng tôi xứng đáng chơi cho đội tuyển Anh vì cố gắng tập luyện”.

Nỗi đau là có thật, không chỉ trong màu áo trắng. Ở một cấp độ thấp hơn, tại M.U, nơi Owen, giờ đã 30 tuổi, nhận lại trước áo số 7 của Cristiano Ronaldo nhưng chẳng làm gì khác hơn là ngồi dự bị cho Rooney và Dimitar Berbatov hay thậm chí chứng kiến những kẻ hậu bối như Mame Biram Diouf còn được HLV Alex Ferguson trọng dụng hơn. Cho tới giờ, anh ghi được 7 bàn trong 26 trận ra sân (gồm 9 trận đá chính) và đã vượt qua sự nghi ngờ ở Old Trafford với bàn ấn định chiến thắng trong trận derby Manchester tại giải Ngoại hạng và một hat-trick ở Champions League vào lưới Wolfsburg.

Những bàn thắng ở Đức cho thấy khả năng của Owen. Bàn thứ 3, anh chạy vượt trên hậu vệ của đối phương gần suốt nửa sân và sút bóng như trái phá, giống thời còn ở Liverpool. “Chạy nước rút một nửa chiều dài sân và chứng tỏ rằng tôi có thể làm được gì. Tôi vẫn còn đủ nhanh, dù không phải là với tốc độ sấm sét như trước kia. Tôi vẫn còn đủ thể lực, để chơi trọng 90 phút. Mọi người nói rằng tôi không đáng chơi cho ĐT Anh chỉ vì tôi không được chơi cho M.U. Nhưng sân bóng giống như một bãi lầy. Tôi đã chơi 90 phút ở một bãi lầy và tôi vẫn có đủ sức bền lẫn tốc độ. Những ai còn nghi ngờ, thì là về các chấn thương của tôi. Nhờ trời, giờ thì không còn ai nhắc đến chuyện đó nữa”.

Sau buổi tối phi thường ở châu Âu đó, Owen lại phải trở lại với băng ghế dự bị. “Tôi không hề ảo tưởng rằng mình sẽ là lựa chọn số một”, Owen chia sẻ. “Mọi chuyện chẳng thể thay đổi sau một đêm, nhưng tôi đã ra sân nhiều hơn, cả đá chính nữa. Đúng là tôi muốn ra sân nhiều hơn, nhưng tôi không bao giờ đặt vấn đề với HLV vì tôi hiểu phải tuân thủ quyết định của ông. Tôi cảm thấy thoải mái với điều đó”.

Không còn ở thời kỳ có thể ghi 118 bàn trong 216 trận cho Liverpool, nhưng Owen đang tìm cách thích nghi mới, như Ryan Giggs ở M.U. “Tôi không còn nhanh như trước, đánh mất một sô thứ, nhưng vẫn còn những vũ khí đáng sợ khác”, Owen tự tin khẳng định. Nếu đến được Nam Phi, có thể tin rằng anh sẽ chứng minh cho HLV Fabio Capello thấy điều đó.
 
 
 

World Cup của Owen

- France’98: Cả thế giới đã trầm trồ thán phục trước pha solo tuyệt đẹp của chàng cầu thủ khi ấy mới 17 tuổi vào lưới Argentina ở vòng 1/8. Dù anh bị loại sau lọat luân lưu 11m, nhưng người Anh vẫn ngẩng cao đầu khi “thần đồng” xuất hiện.

- Nhật – Hàn 2002: Lúc này, Owen đã trở thành cây làm bàn chủ lực của Tam sư. Anh góp 1 bàn trong trận thắng Đan Mạch 3-0 ở vòng 1/8, mở tỷ số trong trận tứ kết với Brazil. Nhưng sau đó, Ronaldinho đã ghi bàn thắng không tưởng (hoặc may mắn) giúp Brazil đi tiếp rồi sau đó lên ngôi VĐ.

- Germany 2006: Giải đấu thất vọng với Owen, khi anh luôn được đá chính, nhưng lại chẳng ghi được bàn nào. Anh bị BĐN loại ở tứ kết.

Có thể bạn quan tâm

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không hề khủng hoảng. Chàng trai trẻ người Na Uy đang đứng trước viễn cảnh có được mùa giải thứ hai liên tiếp đoạt cú đúp danh hiệu quốc nội và giải thưởng Chiếc Giày Vàng của Premier League, một thành tích mà ngay cả Thierry Henry cũng chẳng làm được.

Xem thêm
top-arrow
X