Thứ Bảy, 20/04/2024Mới nhất
Zalo

Bài toán với Lyon: “Rút phích cắm” của Robben

Thứ Tư 21/04/2010 13:57(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Không còn nghi ngờ gì nữa: Để đứng vững trước sức tấn công của Bayern tại Allianz Arena, mục tiêu tối thượng của Lyon là phải khiến Robben “mất điện”. Nhất là khi Ribery sẽ đá với tâm hồn lơ lửng theo phán quyết còn dang dở của vụ mua dâm trẻ vị thành niên.

Điều đầu tiên có thể khẳng định: Robben không phải là không thể ngăn chặn, dù anh đang trải qua mùa giải đẹp nhất trong sự nghiệp của mình (trước đây, chưa bao giờ anh ghi quá 13 bàn trong một mùa, chứ đừng nói là tới 19 bàn chỉ sau 30 trận trên các đấu trường như hiện nay). M.U hay Schalke là những đội bóng gần nhất đã khắc chế hiệu quả tiền vệ người Hà Lan.

Điểm chung trong phương pháp của họ: Hạn chế tối đa việc để Robben đối mặt với các hậu vệ và tiền vệ trụ, tức “bắt” tiền vệ người Hà Lan luôn phải nhận bóng trong tư thế quay lưng. Với cái chân trái chẳng kém gì Messi, việc để cho Robben thoải mái đi bóng là tự sát, bởi với một khoảnh khắc thăng hoa, anh không chỉ có thể đánh bại 1-2 hậu vệ, mà thậm chí là đến 3-4 người mà vẫn đủ sức tung ra cú dứt điểm chết chóc. Bàn thắng vào lưới Schalke vào phút 112 ở bán kết Cúp QG Đức là minh chứng cho sức bền “kinh dị” ấy của Robben (lừa qua 5 người!), dù đôi chân anh luôn được ví với pha lê, đẹp, nhưng dễ vỡ.

 


Để buộc Robben luôn phải nhận bóng ở thế quay lưng, các hậu vệ trái như Evra (M.U) hay Westermann (Schalke) không giữ vị trí chuẩn mực của hàng thủ 4 người theo tuyến nghiêng, mà luôn áp sát thường trực với tiền vệ người Hà Lan. Nhiệm vụ thứ 2 mà M.U và Schalke thực hiện hiệu quả: đón lõng đường bật tường của Robben với các tiền vệ trung tâm, bằng cách giao nhiệm vụ ấy cho những tiền vệ trụ giỏi phán đoán (M.U có Carrick, Paul Scholes, còn Schalke sử dụng Peer Kluge, một tiền vệ trụ nhỏ bé, nhưng nhanh nhẹn và cắt bóng cực tốt). Họ cũng dựng lên phòng tuyến 5 người ở trung tuyến, và các tiền vệ cánh tạo áp lực liên tục lên các hậu vệ của Bayern, đặc biệt là vị trí của Phillip Lahm, khiến anh không thể hỗ trợ cho Robben.

Lối chơi đậm chất cá nhân của tiền vệ người Hà Lan cũng khiến anh không cố gắng để nối lại liên lạc với các đồng đội, chỉ sau 1-2 tình huống bị đối thủ cô lập thành công, và đó là một điểm gia tăng tính hiệu quả trong các phương án chia cắt Robben với “phần còn lại”. Cissokho hoàn toàn đủ tốc độ và sự quyết liệt, cũng như sức bền để áp sát liên tục với Robben. Toulalan và Makoun cũng đủ tỉnh táo và kinh nghiệm để hạn chế các tiền vệ trung tâm Bayern mở bóng cho Robben, nhất là khi Bayern sẽ vắng Van Bommel vì án treo giò. Chắc chắn HLV Puel cũng sẽ sử dụng tuyến giữa 5 người (cắm mình Lisandro), và Bastos hoặc Pjanic có lẽ cũng dạng một chín-một mười với Lahm bên phía Bayern.

Thế nhưng vấn đề ở đây là với 7 cầu thủ sẽ bị treo giò ở trận lượt về nếu nhận thêm một thẻ vàng (có cả Cissokho), Lyon chắc chắn sẽ không thể chơi thật rắn với cá nhân Robben, mà việc “bắt” tiền vệ người Hà Lan chơi quay lưng đòi hỏi sự quyết đoán và một chút dữ dằn. Lyon đang phải lựa chọn một canh bạc rất mạo hiểm: Họ có thể vắng một nửa đội hình ở lượt về nếu cố gắng cản Robben bằng mọi giá. Và điều nguy hiểm là công sức suốt trận của họ có thể hoàn toàn đổ bể chỉ sau một khoảnh khắc lơ là, như Schalke đã chết gục đúng vào phút 112 và một thoáng phân tâm của M.U trong một tình huống phạt góc.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại vòng tứ kết Champions League: Kẻ mạnh hơn chưa hẳn là kẻ chiến thắng chung cuộc

Nhìn lại vòng tứ kết Champions League: Kẻ mạnh hơn chưa hẳn là kẻ chiến thắng chung cuộc

Nhìn lại vòng tứ kết Champions League: Kẻ mạnh hơn chưa hẳn là kẻ chiến thắng chung cuộc

Vòng tứ kết Champions League hấp dẫn nhất lịch sử đã chính thức khép lại vào rạng sáng nay, sau khi Barcelona và Atletico Madrid ngậm ngùi chia tay với giải đấu vào đêm hôm trước, mặc dù đã giành lấy lợi thế lớn sau lượt đi, đến lượt Arsenal và Manchester City cũng phải nói lời tạm biệt với hành trình đến Wembley để tranh đoạt ngôi vương.

Xem thêm
top-arrow
X