Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Bài học Premier League 2013/14: "Không tiền đố mày làm nên"

Thứ Ba 13/05/2014 12:26(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Man City đã vô địch mùa giải 2013/14 một cách hoàn xứng đáng, với một triết lý bóng đá có thể làm say đắm lòng người và đặc biệt là sự hùng mạnh về tài chính đã biến Etihad trở thành bến đỗ của vô số những anh tài.

Phải dùng tiền nếu muốn thành công

Bóng đá thời vị kim tiền không cho phép một đội bóng vừa muốn "làm kinh tế", vừa muốn cạnh tranh ngôi vô địch. Cái thời chỉ biết trông chờ vào những tài năng trưởng thành từ lò đào tạo của CLB đã xa rồi, thậm chí giờ chỉ còn là một câu chuyện viển vông.

 

Nhìn vào con đường mà những nhà vô địch Premier League gần đây đã đi, có thể thấy dấu ấn của việc bạo chi lớn đến mức nào. Đến ngay cả M.U vốn tự hào là nhà vô địch tiêu ít tiền nhất cũng không thể phủ nhận vai trò của những bản hợp đồng bom tấn như Phil John (19,3 triệu euro), David De Gea (20 triệu), Ashley Young (18 triệu) và Van Persie (25,5 triệu) cùng với quỹ lương vào hạng top của thế giới.

Những CĐV của Liverpool có thể hãnh diện vì mùa này họ là đội chi ít nhất trong nhóm 4 đội dẫn đầu, chỉ với 77,2 triệu euro cho TTCN. Trong khi đó, đội đánh bại họ ở những vòng đấu cuối là Man City đã chi đến 116 triệu. Tuy nhiên, nếu nhìn xa ra một chút, để sở hữu được đội hình có đủ lực cạnh tranh một cách sòng phẳng cùng Man City, Chelsea hay Arsenal trong suốt mùa giải qua, Liverpool đã phải chi đến 132,7 triệu euro ở 2 năm trước đó. Trong đó bao gồm hai bản hợp đồng phát huy giá trị đến tận lúc này là Luis Suarez và Jordan Henderson.

Nói ra để thấy được tầm quan trọng của những đồng euro đối với khả năng cạnh tranh ngôi vô địch lớn đến mức nào. Arsenal trong một năm bạo chi hơn thường thấy với 60,1 triệu euro, nhưng cũng chỉ là vặt vãnh so với số tiền khủng khiếp mà các đối thủ ném ra trên TTCN. Vụ đầu tư chủ đạo của Wenger mùa này mang tên Mesut Oezil chỉ giúp đội bóng chơi hay cho đến thời điểm anh và Aaron Ramsey thay nhau chấn thương.

Những con số thống kê dù khô khan và khó nhớ đến đâu, thì vẫn đủ chứng minh quan điểm: "Không tiền đố mày làm nên" ở thế giới bóng đá đương đại. Những câu chuyện về Ajax của năm 1995 hay M.U thế hệ 92 đã trở thành dĩ vãng ở giải đấu khốc liệt vị kim tiền này.

Và tiêu tiền cũng phải đúng cách

Chelsea gây ngạc nhiên lớn trong một năm bản lề, khi Jose Mourinho trở lại để tái thiết đội bóng. Với chỉ 82,4 triệu euro được chi ra ở thời điểm đầu mùa giải, đội bóng của Người đặc biệt không sao bứt lên được dù được đánh giá cao nhất khi giải chưa khởi tranh. Ngay khi thị trường mùa Đông mở cửa, Mourinho thúc giục ném tiền để chiêu mộ hảo thủ. Song, điều mà các CĐV mong chờ nhất là một tiền đạo thực sự đẳng cấp đã chẳng thấy đâu. Bù lại, người ta chỉ thấy sự xuất hiện của Mohamed Salah (13,2 triệu) và Nemanja Matic (25 triệu).

Hơn nữa, việc bán Juan Mata mới đầu được xem là một quyết định khôn ngoan, song đến những thời điểm một loạt tiền vệ tấn công như Hazard hay Oscar bị chấn thương và xuống phong độ, Chelsea đã thực sự thiếu một bộ óc, dẫn đến lối chơi bế tắc và thiếu sáng tạo. Kết quả chung cuộc mà Chelsea cùng Mourinho nhận được đã rõ như ban ngày. Họ là đội bóng khó bị đánh bại, nhưng cũng không biết tấn công, dù đối thủ chỉ là những đội thuộc hàng tôm tép (Norwich City, Sunderland, Crystal Palace hay Aston Villa).

Bài học về tiêu tiền không đúng cách cũng giá trị đối với M.U và Tottenham. Việc đánh giá không đúng mục tiêu chuyển nhượng đã khiến cả hai phải ôm hận sau khi mùa giải kết thúc. M.U quá tự tin với đội hình đã làm nên chiến thắng ở mùa giải 2012/13, do đó chỉ bỏ ra 45,3 triệu euro để có Fellaini, Zaha và Varela. Sự tự tin thái quá ấy đã phải trả giá, khi đội hình mà Sir Alex để lại phơi bày sự già nua và bất mãn. Kể cả khi mua thêm Mata ở giai đoạn cuối của mùa giải cũng không giúp Quỷ đỏ tránh khỏi lần đầu trắng tay sau nhiều năm, thậm chí còn không có một suất dự cúp châu Âu mùa tới.

Trong khi đó, Tottenham lại là một điển hình của thói "trưởng giả học làm sang". Sau khi thu về một núi tiền do bán Gareth Bale, Chủ tịch Daniel Levy ném tiền vô tội vạ vào những cái tên mà không chắc có khả năng tỏa sáng tại Premier League. Đơn cử như trường hợp của Erik Lamela với mức giá 30 triệu euro, Lợi ích thu về là: 0 bàn thắng, 1 đường kiến tạo và 3 lần ra sân chính thức tại Premier League. Người ta tính ra, Spurs phải chi đến hơn 32.000 bảng cho mỗi phút cầu thủ này thi đấu. Đó được xem là bài học cay đắng nhất của việc không biết tiêu tiền và là lý giải tại sao mùa này Tottenham còn về đích ở vị trí thấp hơn so với mùa trước.

Thế mới biết, không có tiền cũng khổ. Mà không biết tiêu tiền còn khổ hơn...

Theo Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Xem thêm
top-arrow
X