Không thể phủ nhận, dưới thời Mourinho, Chelsea là một đội bóng đặc biệt, một tập thể mang dáng dấp một chiếc tăng hạng nặng, xù xì và nguy hiểm. Với Mou, gã khổng lồ phía Tây London đã trở thành một con quái vật đúng nghĩa cả về lối chơi lẫn nhân sự. Đó là thời điểm sự bí hiểm và chủ nghĩa cá nhân lên ngôi ở Stamford Bridge. Là lúc Chelsea luôn chơi theo kiểu nếu không thắng thì chẳng đời nào để thua. Khi những kết quả 1-0 tồn tại như cái gai trong mắt những người tôn thờ bóng đá đẹp. Và các đối thủ thì vẫn chết khiếp mỗi khi Người đặc biệt nhếch mép cười sau khi gửi một mảnh giấy vào sân. Với những gì có trong tay, chiến lược gia người Bồ Đào Nha đã dễ dàng khoác lên mình tấm áo choàng đen lịch lãm và xa cách, đồng thời phủ lên Chelsea một lớp sương mù đặc quánh sự thực dụng.
Đêm nay, Mourinho trở lại Stamford Bridge |
Theo cách làm của Mourinho, Blues đã trở thành một đối thủ rất lớn trên mọi mặt trận. Dù họ thất bại ở châu Âu, nhưng không thể phủ nhận đó là một đội bóng cực khó để đánh bại. Ít nhất, HLV đầy cá tính này cũng đã thành công trong việc vượt qua cái ranh giới mong manh giữa sự khô cứng và tính hiệu quả trong lối chơi. Về mặt này, Inter của ông chưa thể bằng được Chelsea 2 năm về trước. Đó là hình ảnh của một Vua chiến trường với hàng tiền vệ cực kỳ chặt chẽ, những hòn đá tảng không thể đánh bại ở phía sau, và chỉ cần duy nhất 1 người để ghi bàn: Drogba. Không ai ngạc nhiên khi lúc ấy, Chelsea đánh bại tất cả các đối thủ lớn nhỏ đều theo cùng 1 cách giống nhau.
Con thiên nga của Carletto
Ngay sau khi tới London, Carletto đã lập tức đặt dấu ấn của mình vào lối chơi 4-4-2 thiên về công. Đã có những sự thay đổi rất lớn về tư duy thi đấu của các cầu thủ, để Chelsea chơi bóng như một con thiên nga biết múa. Người ta đã nhận thấy những hứng thú rõ rệt khi Blues tấn công ở San Siro với sơ đồ 4-3-3, và chủ động kiểm soát mọi thứ với một đội hình đầy cao. Rõ ràng, đó là điều Mou không bao giờ làm khi còn ở Chelsea, đặc biệt trong những trận quan trọng trên sân khách. Vấn đề đặt ra là Chelsea đã thua với ý tưởng táo bạo ấy. Nhưng thực tế, vẫn còn quá sớm để kết tội Ancelotti, khi đội bóng của ông vẫn có cơ hội chinh phục những đỉnh vinh quang cao nhất. Abramovich không hẳn đã hài lòng khi được xem một thứ bóng đá mãn nhãn mà lại thua. Nhưng những người trong thế giới bóng đá đều hiểu, nếu đó là cách mà HLV người Ý đã chọn, thì ông sẽ theo đến cùng. Và Mou cũng thế.
Một Chelsea tấn công cũng đồng nghĩa với rủi ro ở hàng thủ bởi sự lệch lạc của cự ly đội hình. Sau 29 trận, đội bóng của Ancelotti đã để thủng lưới 27 bàn, một sự chênh lệch đáng sợ nếu so sánh với mùa đầu tiên của Mou ở London (sau 38 trận chỉ thua đúng 15 bàn). Ở mùa tiếp theo, hàng thủ của Người đặc biệt cũng chỉ để đối phương sút tung lưới có 22 lần. Nhưng bù lại, Chelsea năm nay lại tạo ra nhiều bữa tiệc bàn thắng hơn, và biết cống hiến hơn với cách chơi 2 tiền đạo. Ở 2 năm vô địch liên tiếp dưới thời Mou, Chelsea đều ghi 72 bàn (trung bình 1,8 bàn/trận). Năm nay, với 69 bàn thắng ở Premiership, Chelsea đã đạt tỷ lệ 2,3 bàn/trận. Ở châu Âu, sau 7 trận, con số 12 bàn thắng cũng là điều Mou chưa từng làm được với Chelsea (cao nhất là 11 bàn, mùa 04-05). Dù những so sánh là khập khiễng, nhưng những con số ấy cũng đã đủ để nói lên sự khác biệt giữa một Chelsea sắt thép dưới thời Mou, và bộ mặt của một con thiên nga trong mùa giải đầu tiên của Carletto.
Ở Stamford Bridge hôm nay, cả Mourinho và Ancelotti vẫn sẽ không ai thay đổi cách làm bóng đá của mình. Nếu như Mou tin rằng ông không thể thua ở Stamford Bridge, thì Ancelotti cũng có quyền nói: “Tôi đã từng vô địch châu Âu không chỉ ở tư cách HLV, mà còn là một cầu thủ nữa. Tôi biết phải làm gì với Chelsea!”.
2:Chelsea đã hai lần vượt qua những đại diện Italia ở vòng knock-out, và tất cả đều dưới thời Mourinho, HLV hiện nay của Inter Milan. 21: Chelsea đang sở hữu chuỗi 21 trận bất bại trên sân nhà trong khuôn khổ Champions League. Đội bóng gần nhất đánh bại được họ ở Stamford Bridge là Barcelona với chiến thắng 2-1 vào ngày 22/2/2006. 37: Trong số 41 lượt trận knock-out mà thắng trên sân nhà ở lượt đi, thì có đến 37 lần, Inter Milan đi tiếp với thắng lợi chung cuộc . 131: Jose Mourinho đang sở hữu chuỗi 131 trận liên tiếp không thua trên sân nhà ở giải V ĐQG.
Bây giờ cả nước Ý ủng hộ Mourinho Mệnh lệnh tối thượng bây giờ cho Inter (và cả Juve) là chiến đấu, chiến thắng, và chống cự trước những đợt tấn công của người Đức, với chút sức lực ít ỏi còn lại. Số đội dự Champions mùa 2011/12 của Italia phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích của Inter và Juve tại Cúp châu Âu mùa này. Sau khi Milan thua M.U, trong khi Bayern loại Fio để vào vòng tứ kết Champions, Italia chỉ còn hơn Đức 1,441 điểm trong BXH thành tích 5 mùa gần nhất của họ ở Cúp châu Âu (bảng 1). Điều đó có nghĩa là để giữ được 4 suất dự Champions từ mùa 2011/12, Inter và Juve cần phải làm nên những chiến thắng thần kì. Dựa trên bảng thành tích các CLB trong 5 năm liên tục, UEFA đưa ra các xếp hạng và calcio chết vì điều ấy, khi không ăn mặn nhưng vẫn khát nước. Trong khi chưa rõ mùa 2011/12, Italia có giữ được 4 suất hay không thì nếu thành tích hiện tại diễn ra, chắc chắn từ 2012/13, Italia chỉ còn 3 suất, vì trong BXH UEFA 2006-2011, Italia đã tụt xuống thứ 4, kém Đức 3,479 điểm, số điểm mà các CLB Ý sẽ phải cật lực giành lại trong những mùa bóng tới. Bảng 1: BXH của UEFA từ 2005-10 Quốc gia 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10 Tổng cộng 1) Anh 14,428 16,625 17,875 15,00014,642 78,570 2) Tây Ban Nha 15,642 19,000 13,875 13,312 14,642 76,471 3) ITALIA 15,357 11,928 10,250 11,37513,571 62,481 4) Đức 10,437 9,500 13,500 12,687 14,916 61,040 5) Pháp 10,812 10,000 6,928 11,000 13,666 52,406 6) Nga 10,000 6,625 11,250 9,750 5,666 43,291 7) Ukraina 5,750 6,500 4,875 16,625 5,800 39,550 8) Romania 16,833 11,333 2,600 2,642 6,083 39,491 9) Bồ Đào Nha 5,500 8,083 7,928 6,785 9,000 37,296 Quốc gia 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10 2010-11 Tổng cộng 1) Anh 16,625 17,875 15,000 14,642 0,000 64,142 2) Tây Ban Nha 19,000 13,875 13,312 14,642 0,000 60,829 3) Đức 9,500 13,500 12,687 14,916 0,000 50,603 4) ITALIA 11,928 10,250 11,375 13,571 0,000 47,124 5) Pháp 10,000 6,928 11,000 13,666 0,000 41,594 6) Ukraina 6,500 4,875 16,625 5,800 0,000 33,800 7) Nga 6,625 11,250 9,750 5,666 0,000 33,291 8) Bồ Đào Nha 8,083 7,928 6,785 9,000 0,000 31,796 9) Thổ Nhĩ Kì 6,100 9,750 7,000 7,600 0,000 30,450 Cách thức tính: BXH UEFA được tính trên thành tích các CLB các liên đoàn ở Champions League và Europa League trong 5 mùa gần nhất, dựa trên tổng điểm các đội từ nước đó giành được, chia trung bình cho số đội, với mỗi trận thắng được 2 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Việc vào vòng bảng được thưởng 4 điểm, vào 1/8 thêm 4 điểm nữa, sau đó cứ có đội vào các vòng tiếp theo được thêm 1 điểm thưởng nữa. Bảng 2: BXH của UEFA từ 2006-11 |