Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Bảng xếp hạng FIFA là gì? Cách tính, quy trình xếp hạng FIFA như thế nào?

Thứ Ba 07/12/2021 18:13(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Bảng xếp hạng FIFA là gì? Quy trình và cách tính điểm như thế nào? BXH FIFA ảnh hưởng như thế nào tới đội tuyển quốc gia? Đây là câu hỏi mà rất nhiều fan hâm mộ trái bóng tròn đặt ra. Trong bài viết dưới đây, Bongda24h sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

1. Bảng xếp hạng FIFA là gì?

 
Bảng xếp hạng FIFA (FIFA World Rankings) là hệ thống xếp hạng dành cho các đội tuyển bóng đá nam/nữ trong các Liên đoàn bóng đá. Theo đó, các đội bóng quốc gia thành viên của FIFA, nơi điều hành các hoạt động bóng đá trên toàn thế giới, được xếp hạng dựa trên kết quả các trận đấu và đội có nhiều thắng lợi nhất sẽ được xếp hạng cao nhất. 1 hệ thống điểm được sử dụng, điểm được thưởng dựa trên kết quả các trận đấu quốc tế được FIFA công nhận.
Bảng xếp hạng FIFA
 

2. Mục đích của bảng xếp hạng FIFA

 
BXH được dùng bởi FIFA để xếp hạng sự phát triển và khả năng của các đội bóng thuộc các quốc gia thành viên, và đòi hỏi họ tạo nên "1 thước đo chính xác để so sánh các đội". Chúng được dùng như một phần kết quả tính toán, hay 1 cơ sở toàn bộ để chọn hạt giống cho các giải đấu. Tại vòng loại World Cup 2010, BXH sẽ được sử dụng để chọn hạt giống cho các bảng trong các vòng loại khu vực thành viên bao gồm CONCACAF (sử dụng BXH tháng 5), CAF (sử dụng BXH tháng 7), và UEFA sử dụng BXH tháng 11 năm 2007.
 
Ngoài ra BXH này còn dùng để quyết định người đoạt 2 giải thưởng cho các đội bóng quốc gia hàng năm dựa trên cơ sở thành tích trong BXH.
 

3. Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA


Trước hệ thống hiện nay, BXH được dựa trên thành tích của đội bóng trong 4 năm gần nhất, với nhiều kết quả gần hơn và nhiều trận đấu quan trọng hơn thì có ảnh hưởng nặng hơn cho việc giúp mang lại vị trí cao cho đội bóng, ví dụ như trận thắng tại World Cup được cộng nhiều điểm hơn trận đấu giao hữu, và chiến thắng trước một đội hạng cao sẽ được cộng nhiều điểm hơn thắng đội hạng thấp.
 
Bảng xếp hạng được giới thiệu lần đầu vào tháng 12 năm 1992. Hệ thống xếp hạng được sửa chữa sau World Cup 2006 với thông báo quan trọng về chuỗi xếp hạng mới được đưa ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2009.
 
Hệ thống xếp hạng đã được cải tiến. Phiên bản hiện tại của hệ thống được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 8 năm 2018, dựa trên hệ thống hệ số Elo dùng trong cờ vua và cờ vây, xếp hạng các đội trên cơ sở tất cả các thời kì. Sự thay đổi trên để đáp lại sự chỉ trích cho rằng những thứ hạng không thể hiện cân xứng với sức mạnh thực tế của các đội tuyển. (xem phần Những sự chỉ trích). Bảng xếp hạng này vẫn có sự khác biệt so với Bảng xếp hạng Elo bóng đá thế giới (World Football Elo Ratings) và bảng xếp hạng RSSSF (Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation), điều này đã tạo ra nhiều điều chỉnh khác nhau cho bảng xếp hạng FIFA. Tuy nhiên thì bảng xếp hạng này vẫn luôn được mọi người sử dụng và tham khảo phổ biến hơn rất nhiều so với bảng xếp hạng Elo và RSSSF.
 

3.1. Lịch sử 


Vào tháng 12 năm 1992, FIFA lần đầu tiên công bố 1 danh sách thứ tự xếp hạng của các liên đoàn thành viên quy định 1 cơ sở để so sánh sức mạnh của các đội bóng. Từ tháng 8 năm sau, với sự tài trợ từ Coca Cola, danh sách được cập nhật thường xuyên hơn, được công bố trong đa số các tháng. Những thay đổi quan trọng được tiến hành vào năm 1999 và 1 lần nữa vào năm 2006, để chống lại các chỉ trích nhằm vào hệ thống. Số thành viên của FIFA tăng lên từ 167 thành 211 từ khi BXH ra đời. Trong lịch sử có một số trường hợp thành viên bị loại khỏi bảng xếp hạng vì không thi đấu 1 trận đấu quốc tế được công nhận nào trong hơn 4 năm, đó là São Tomé và Príncipe (từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 11 năm 2011) và Papua New Guinea (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2011). Hiện tại tất cả 211 thành viên đang được thống kê trong các bảng xếp hạng.

3.1.1. Thay đổi năm 1999

Từ khi BXH ban đầu được giới thiệu, 1 đội nhận được 1 điểm cho 1 trận hòa và 3 điểm cho 1 trận thắng trong các trận thi đấu được FIFA công nhận, cũng tương tự như hệ thống tính điểm trong các giải đấu. Đây là 1 phương pháp tính toán khá đơn giản, nhưng FIFA đã nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các trận đấu quốc tế. Để đáp ứng các mục tiêu công bằng, khách quan và để so sánh chính xác sức mạnh tương xứng của nhiều quốc gia khác nhau, hệ thống được cập nhật. Các thay đổi chủ yếu như sau:

  • bảng xếp hạng điểm được tăng cường bởi 10 nhân tố.
  • phương pháp tính được thay đổi để đem vào các nhân tố tính toán bao gồm:
    • số bàn thắng ghi được hay thừa nhận thua.
    • trận đấu sân nhà hay sân khách.
    • tính quan trọng của trận đấu hay cuộc thi.
    • sức mạnh khu vực của đối thủ.
  • một số điểm cố định được không nhất thiết trận đó thắng hay hòa.
  • đội thua vẫn có thể nhận điểm. 
2 danh hiệu mới được giới thiệu như là một phần của hệ thống:
  • Đội bóng của năm
  • Đội bóng tiến bộ của năm
Sự thay đổi đó làm cho hệ thống BXH phức tạp hơn, nhưng nó giúp cải thiện độ chính xác bởi vì nó đã toàn diện hơn.

3.1.2. Thay đổi năm 2006

FIFA thông báo rằng hệ thống xếp hạng được cải tiến sau World Cup 2006. Thời gian đánh giá được giảm bớt từ 8 năm xuống còn 4 năm, và 1 phương pháp tính toán đơn giản hơn được sử dụng cho đến bây giờ để quyết định vị trí xếp hạng. Lợi thế số bàn thắng ghi được trên sân nhà hay sân khách không còn đem vào để tính toán nữa. Các khía cạnh khác như tầm quan trọng của các loại trận khác nhau đã được xem xét lại. Bộ phương pháp tính toán và bảng xếp hạng sửa đổi đầu tiên được thông báo vào ngày 12 tháng 7 năm 2006.
 
Sự thay đổi này được bắt nguồn ít nhất là từ một phần của cuộc chỉ trích lan rộng dành cho hệ thống xếp hạng trước kia. Nhiều người yêu bóng đá có cảm giác rằng nó không chính xác, đặc biệt khi so sánh với các hệ thống xếp hạng khác và cho rằng nó không đáp ứng đủ để phản ánh những thay đổi trong thành tích của từng đội bóng. Các thứ hạng cao đầy bất ngờ gần đây của Cộng hoà Séc và Mỹ đã vấp phải sự hoài nghi và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tín nhiệm vào hệ thống dưới con mắt của nhiều nhà thể thao. Màn trình diễn nghèo nàn và việc bị loại sớm của 2 đội bóng trên tại vòng chung kết World Cup 2006 làm xuất hiện lên lòng tin vào các chỉ trích.

3.1.3. Thay đổi năm 2018

Vào tháng 9 năm 2017, FIFA tuyên bố họ đang xem xét hệ thống xếp hạng mới và sẽ có quyết định cuối cùng sau khi vòng loại FIFA World Cup 2018 kết thúc nếu có bất kỳ thay đổi nào được thực hiện để cải thiện thứ hạng. FIFA thông báo vào ngày 10 tháng 6 năm 2018, rằng hệ thống xếp hạng mới sẽ được cập nhật sau FIFA World Cup 2018. Bắt đầu với bảng xếp hạng tháng 4 năm 2021, điểm của các đội hiện được tính đến hai điểm thập phân, thay vì được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

3.1.4. Các đội dẫn đầu

Từ khi hệ thống được giới thiệu, Đức là đội đầu tiên dẫn đầu sau khoảng thống trị kéo dài của họ khi đã 3 lần lọt vào trận chung kết của 3 VCK World Cup gần nhất và họ đã chiến thắng một trong 3 lần đó. Brasil nắm vị trí dẫn đầu trong hành trình đến World Cup 1994 sau khi thắng 8 và thua một trong 9 trận vòng loại, ghi được 20 bàn và để lọt lưới chỉ 4 bàn. Ý xếp đầu sau đó trong một thời gian ngắn khi đã hoàn thành thành công đợt vòng loại World Cup, sau đó đã bị Đức lấy lại. Sự thành công trong chiến dịch vòng loại dài giúp cho Brasil dẫn đầu BXH trong một thời gian ngắn. Đức lại dẫn đầu trong suốt VCK World Cup 1994, cho đến khi Brasil vô địch kì World Cup đó giúp họ có được một thời gian dẫn đầu rất lâu gần 7 năm cho đến khi họ bị vượt qua bởi Pháp, 1 đội mạnh trong thời gian đó khi đã vô địch World Cup 1998 và Euro 2000. Thành công tại World Cup 2002 giúp cho Brasil lấy lại vị trí đầu và giữ đến tháng 2 năm 2007, khi Ý trở lại dẫn đầu lần đầu tiên kể từ năm 1993 sau khi vô địch World Cup 2006 tổ chức tại Đức. Một tháng sau, Argentina lên thế chỗ Ý nhưng đã bị Ý lấy lại vào tháng 4. Sau chiến thắng tại Copa América 2007 vào tháng 7, Brasil trở lại nhưng chỉ 3 tháng sau vị trí này đã thuộc về Argentina. Vào tháng 7 năm 2008, Tây Ban Nha tiếp quản vị trí dẫn đầu lần đầu tiên sau khi vô địch Euro 2008. Brasil xếp thứ 6 nhưng đã trở lại dẫn đầu sau chiến thắng tại FIFA Confederations Cup 2009.

3.2. Những sự chỉ trích

Từ khi giới thiệu vào năm 1993, BXH FIFA đã là vấn đề của nhiều cuộc tranh luận, đặc biệt là về cách tính kết quả và những cách biệt thông thường về đẳng cấp và thứ hạng giữa một vài đội bóng. Ví dụ như Na Uy được xếp hạng 2 vào tháng 10 năm 1993 và tháng 7-8 năm 1995, và Mỹ xếp hạng 4 năm 2006, thực sự ngạc nhiên ngay cả với các cầu thủ của chính họ. Tuy nhiên, những sự chỉ trích về BXH không chân thực vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi đưa ra công thức tính mới, với việc Israel leo lên hạng 15 vào tháng 11 năm 2008 cũng làm cho báo chí nước này rất bất ngờ, với việc Israel bỏ lỡ cơ hội lớn để chen chân vào top 10 sau khi thua Latvia tại lượt cuối của vòng loại.
 
Trước tháng 7 năm 2006, một trong những chỉ trích chính là BXH được tính bởi thành tích của đội bóng trong vòng 8 năm, và vị trí xếp hạng của đội không liên quan gì đến thành tích gần đây của đội. Sự chỉ trích này được giảm đôi chút với việc giới thiệu công thức tính mới, kết quả được tính trong 4 năm, giới thiệu vào tháng 7 năm 2006.
 
Sự thiếu sót được nhận thấy trong hệ thống của FIFA đã bắt đầu cho sự hình thành một số BXH khác từ những nhà thống kê về bóng đá bao gồm Hệ số Elo bóng đá và RSSSF (Tổ chức thống kê nghiệp dư bóng đá thế giới).

3.3. Phương pháp tính toán gần đây

Vào ngày 10/6/2018, hệ thống xếp hạng mới đã được FIFA phê chuẩn. Nó dựa trên hệ thống xếp hạng Elo và sau mỗi trận đấu, điểm sẽ được thêm hoặc trừ vào xếp hạng của đội theo công thức:
 
P=P1+I(W-W1)
 
Trong đó:
 
P1: số điểm của đội trước trận đấu
 
I: hệ số quan trọng, được xác định bởi:
  • 5: trận giao hữu diễn ra bên ngoài lịch thi đấu giao hữu quốc tế
  • 10: trận giao hữu diễn ra trong lịch thi đấu giao hữu quốc tế
  • 15: các trận đấu của giải vô địch bóng đá các quốc gia (vòng bảng)
  • 20: các trận đấu của giải vô địch bóng đá các quốc gia (vòng play-off và trận chung kết)
  • 25: các trận thuộc vòng loại các giải đấu cấp châu lục, vòng loại FIFA World Cup
  • 35: các trận thuộc vòng chung kết các giải đấu cấp châu lục (trước tứ kết)
  • 40: các trận thuộc vòng chung kết các giải đấu cấp châu lục (tứ kết và sau đó), các trận đấu của Cúp Liên đoàn các châu lục (FIFA Confederations Cup)
  • 50: các trận đấu trước tứ kết của FIFA World Cup
  • 60: các trận đấu của FIFA World Cup (tứ kết và sau đó)
 
W: hệ số kết quả trận đấu
  • 0: thua trong thời gian thi đấu chính thức hoặc hiệp phụ
  • 0,5: hòa hoặc thua trong loạt sút luân lưu
  • 0,75: thắng trong loạt sút luân lưu
  • 1: giành chiến thắng trong thời gian thi đấu hoặc hiệp phụ
W1: kết quả mong đợi của trận đấu (hay điểm thưởng, được hiểu là "sức mạnh" chênh lệch giữa hai đội trước trận đấu), được tính bởi công thức
 
W1 = 1 / ( 10*(-dr/600) + 1)
 
trong đó dr là chênh lệch điểm số giữa hai đội trước trận đấu.
 
Điểm tiêu cực trong giai đoạn loại trực tiếp của các giải đấu sẽ không làm ảnh hưởng đến xếp hạng của các đội.

3.4. Công thức tính toán giai đoạn 1993-1999

Công thức xếp hạng giai đoạn 1993-1999 rất đơn giản và nhanh chóng trở nên được chú ý đến vì thiếu các nhân tố phụ. Các đội nhận được 3 điểm cho 1 trận thắng và 1 điểm cho 1 trận hòa.

3.5. Công thức tính toán giai đoạn 1999-2006

Vào năm 1999, FIFA giới thiệu một hệ thống tính toán được sửa đổi, kết hợp nhiều thay đổi trong sự trả lời những sự chỉ trích về bảng xếp hạng không thích hợp. Để xếp hạng tất cả các trận đấu, số bàn thắng và tính quan trọng của trận đấu được ghi lại, và được sử dụng cho thủ tục tính toán. Chỉ các trận của các đội tuyển quốc gia nam lớn tuổi mới được tính. Các hệ thống xếp hạng riêng rẽ được dùng cho các cấp khác như các đội tuyển nữ và tuyển trẻ, ví dụ như Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA. Bảng xếp hạng bóng đá nữ đã và đang dựa một hệ thống như là một kiểu của Hệ số Elo bóng đá thế giới.

3.6. Giải thưởng

Mỗi năm FIFA trao 2 giải thưởng cho các quốc gia thành viên, dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng. Đó là:

3.6.1. Đội bóng của năm

Đội bóng của năm được trao cho đội bóng mà có tổng số điểm nhận được trong 7 trận là tốt nhất. Bảng dưới đây cho biết 3 đội bóng hay nhất của từng năm.

Năm

Hạng nhất

Hạng nhì

Hạng ba

1993

 Đức

 Ý

 Brasil

1994

 Brasil

 Tây Ban Nha

 Thụy Điển

1995

 Brasil

 Đức

 Ý

1996

 Brasil

 Đức

 Pháp

1997

 Brasil

 Đức

 CH Séc

1998

 Brasil

 Pháp

 Đức

1999

 Brasil

 CH Séc

 Pháp

2000

 Brasil

 Pháp

 Argentina

2001

 Pháp

 Argentina

 Brasil

2002

 Brasil

 Pháp

 Tây Ban Nha

2003

 Brasil

 Pháp

 Tây Ban Nha

2004

 Brasil

 Pháp

 Argentina

2005

 Brasil

 CH Séc

 Hà Lan

2006

 Brasil

 Ý

 Argentina

2007

 Argentina

 Brasil

 Ý

2008

 Tây Ban Nha

 Đức

 Hà Lan

2009

 Tây Ban Nha

 Brasil

 Hà Lan

2010

 Tây Ban Nha

 Hà Lan

 Đức

2011

 Tây Ban Nha

 Hà Lan

 Đức

2012

 Tây Ban Nha

 Đức

 Argentina

2013

 Tây Ban Nha

 Đức

 Argentina

2014

 Đức

 Argentina

 Colombia

2015

 Bỉ

 Argentina

 Tây Ban Nha

2016

 Argentina

 Brasil

 Đức

2017

 Đức

 Brasil

 Bồ Đào Nha

2018

 Bỉ

 Pháp

 Brasil

3.6.2. Đội bóng tiến bộ nhất của năm 

Đội bóng tiến bộ nhất của năm được trao cho đội bóng mà có sự thăng tiến trên bảng xếp hạng tốt nhất trong năm. Trong bảng xếp hạng FIFA, không đơn giản cho đội bóng nào để có thể vươn lên nhiều nhất, nhưng một công thức tính mới được đưa ra để giải thích các sự thật rằng nó trở nên khó kiếm nhiều điểm mà đội bóng có thể. Công thức được dùng là số điểm có vào cuối năm (z) nhân với số điểm nhận được trong năm (y). Đội nào có chỉ số cao nhất trong công thức này sẽ nhận giải. Bảng dưới đây cho ta thấy top 3 đội tiến bộ nhất trong từng năm.
 
Giải này không còn là một giải chính thức kể từ năm 2006.
 

Năm

Hạng nhất

Hạng nhì

Hạng ba

1993

 Colombia

 Bồ Đào Nha

 Maroc

1994

 Croatia

 Pháp

 Uzbekistan

1995

 Jamaica

 Trinidad và Tobago

 Cộng hòa Séc

1996

 Nam Phi

 Paraguay

 Canada

1997

 Nam Tư

 Bosna và Hercegovina

 Iran

1998

 Croatia

 Pháp

 Argentina

1999

 Slovenia

 Cuba

 Uzbekistan

2000

 Nigeria

 Honduras

 Cameroon

2001

 Costa Rica

 Úc

 Honduras

2002

 Sénégal

 Wales

 Brasil

2003

 Bahrain

 Oman

 Turkmenistan

2004

 Trung Quốc

 Uzbekistan

 Bờ Biển Ngà

2005

 Ghana

 Ethiopia

 Thụy Sĩ

2006

 Ý

 Đức

 Pháp

Trong khi giải thưởng này không còn dùng vì sự thay đổi vào năm 2006, FIFA đã đưa ra một danh sách 'Những đội thăng tiến nhất' trong bảng xếp hạng từ năm 2007. Công thức tính dựa vào sự thay đổi điểm số trong năm (khác với công thức dùng trong thời gian từ 1993 đến 2006). Kết quả của các năm sau cũng có công thức tính cũng tương tự.

Năm

Tiến bộ nhất

Thứ hai

Thứ ba

2007

 Mozambique

 Na Uy

 New Caledonia

2008

 Tây Ban Nha

 Montenegro

 Nga

2009

 Brasil

 Algérie

 Slovenia

2010

 Hà Lan

 Montenegro

 Botswana

2011

 Wales

 Sierra Leone

 Bosna và Hercegovina

2012

 Colombia

 Ecuador

 Mali

2013

 Ukraina

 Armenia

 Hoa Kỳ

2014

 Đức

 Slovakia

 Bỉ

2015

 Thổ Nhĩ Kỳ

 Hungary

 Nicaragua

2016

 Pháp

 Peru

 Ba Lan

2017

 Đan Mạch

 Thụy Điển

 Bolivia

2018

 Pháp

 Uruguay

 Kosovo

 

3.7. Lịch trình xếp hạng

Bảng xếp hạng được công bố hàng tháng, thường vào ngày thứ Năm. Hạn chót cho các trận đấu để được cân nhắc là ngày thứ Năm trước ngày công bố. Bảng xếp hạng cập nhật ngày 19 tháng 7 năm 2018 đã bị hủy sau khi triển khai phương pháp tính toán mới.

Lịch công bố BXH 2021

18 tháng 2

7 tháng 4

27 tháng 5

12 tháng 8

16 tháng 9

21 tháng 10

25 tháng 11

16 tháng 12

4. Bảng xếp hạng FIFA bóng đá nữ 

Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA (tiếng Anh: FIFA Women's World Rankings), ra đời năm 2003 với phiên bản xếp hạng đầu tiên xuất bản tháng 3 năm đó, được sử dụng để so sánh các đội tuyển bóng đá nữ ở một thời điểm bất kỳ.

4.1. Chi tiết hệ thống xếp hạng

Bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA được tính dựa trên tất cả các trận đấu quốc tế mà một đội tuyển từng tham gia từ năm 1971, khi trận đấu bóng đá nữ đầu tiên được FIFA công nhận diễn ra giữa Pháp và Hà Lan. (Trong khi bảng xếp hạng bóng đá nam chỉ xét các trận trong bốn năm gần nhất.)

Bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA được đưa ra một cách ngầm định để phản ánh các kết quả thi đấu gần nhất. (Bảng xếp hạng của nam được đưa ra một cách rõ ràng theo một thang đối chiếu.)

Bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA chỉ được cập nhật bốn lần một năm. Thông thường, thứ hạng được công bố vào tháng ba, sáu, chín và mười hai. (Trong các năm diễn ra World Cup, lịch công bố có thể được điều chỉnh để phản ánh kết quả các trận đấu của World Cup.)

Hệ thống xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA gần như tương tự hệ thống tính điểm bóng đá Elo. FIFA coi thành tích của các đội với ít hơn năm trận đấu là tạm thời và để các đội này ở cuối bảng xếp hạng. Bất kì đội nào không thi đấu một trận nào trong 18 tháng thì không được xếp hạng.

4.2. Các đội tuyển dẫn đầu

Tới nay Đức và Hoa Kỳ là hai đội duy nhất từng dẫn đầu. Hai đội bóng thay phiên giữ hai vị trí đầu bảng kể từ lần cập nhật thứ ba vào tháng 10 năm 2003, ngay sau Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003, cho tới 12 năm 2008. Đức đứng ở vị trí thứ ba sau Na Uy trong hai đợt xếp hạng đầu tiên, và bị đánh bật khỏi top hai lần nữa vào tháng 3 năm 2009 bởi Brasil. Mặc dù vậy việc bảo vệ thành công ngôi vô địch châu Âu tại vòng chung kết Euro 2009 đưa họ trở lại top 2 vào tháng 9 năm 2009 và giữ vị trí này cho đến nay.

Trong lần cập nhật của FIFA vào tháng 7 năm 2015, đội tuyển Mỹ trở lại ngôi đầu bảng sau chức vô địch World Cup 2015. Tuy nhiên sau tấm huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 2016 và nhiều kết quả tốt, tới tháng 3 năm 2017, Đức giành lại ngôi đầu sau hơn một năm rưỡi ở vị trí thứ hai.

4.3. Công thức tính toán

Bảng xếp hạng được tính toán dựa trên công thức sau:

Cách tính BXH FIFA bóng đá nữ
Cách tính BXH FIFA bóng đá nữ

 Các công thức được xây dựng như vậy để các đội mới gia nhập có thể có khoảng 1000 điểm, còn các đội hàng đầu có thể vượt con số 2000 điểm. Để được xếp hạng, một đội phải thi đấu ít nhất 5 trận với các đội xếp hạng, và không được vắng bóng quá 18 tháng. Ngay cả khi không được chính thức xếp hạng, số điểm của các đội vẫn được giữ nguyên.

4.3.1. Kết quả thực tế của trận đấu

Đặc điểm chính của kết quả thực tế là dù thắng, thua hay hòa thì hiệu số bàn thắng bại vẫn được tính đến.

Nếu trận đấu kết thúc có đội thắng người thua, đội thua được trao một lượng % như bảng bên dưới, với kết quả luôn nhỏ hơn hoặc bằng 20% (vì hiệu số bàn thắng bại luôn lớn hơn 0). Kết quả thực tế của trận đấu dựa trên hiệu số bàn thắng bại và số bàn thắng hai đội ghi được. Lượng phần trăm còn lại được trao cho đội thắng. Ví dụ, tỉ số 2–1 sẽ có kết quả lần lượt của đội thắng và đội thua là 84%–16%, tỉ số 4–3 cho kết quả 82%–18%, và tỉ số 8–3 có kết quả được chia là 96.2%–3.8%. Như vậy, một đội vẫn có thể mất điểm ngay cả khi chiến thắng nếu họ không "thắng với tỉ số đủ lớn".

Nếu hai đội hòa hai đội sẽ được trao cùng số %, nhưng con số đó dựa trên số bàn ghi được nên tổng số % sẽ không nhất thiết phải là 100%. Ví dụ tỉ số 0–0 sẽ mang về cho mỗi đội 47%, tỉ số 1–1 là 50%, và 4–4 là 52.5%.

4.3.1.1. Bảng kết quả thực tế (tính cho đội không thắng)

 

Hiệu số bàn thắng

 

0

1

2

3

4

5

6 /+

Số bàn được ghi

Kết quả thực tế (%)

0

47

15

8

4

3

2

1

1

50

16

8.9

4.8

3.7

2.6

1.5

2

51

17

9.8

5.6

4.4

3.2

2

3

52

18

10.7

6.4

5.1

3.8

2.5

4

52.5

19

11.6

7.2

5.8

4.4

3

5

53

20

12.5

8

6.5

5

3.5

4.3.2. Sân trung lập hay sân nhà–sân khách

Trước đây, các đội chủ nhà có sẵn 66% số điểm, các đội khách nhận 34% còn lại. Để làm rõ điều này, khi hai đội không thi đấu trên sân trung lập, tham số Rbef của đội chủ nhà tăng thêm 100 điểm. Tức là, nếu hai đội đồng thứ hạng chơi trên sân của một trong hai đội, đội chủ là sẽ được dự đoán là thắng ở một tỉ lệ bằng với một đội thi đấu trên sân trung lập với lợi thế 100 điểm. Cách biệt 100 điểm này tương ứng với lợi thế 64%–36% của kết quả được mong đợi.

Điều này cũng giúp việc xác định hằng số tỉ lệ C có giá trị 200. Cùng với việc cách biệt 100 điểm tạo ra kết quả được mong đợi ở tỉ lệ 64%–36%, thì cách biệt 300 điểm tạo ra kết quả được mong đợi ở tỉ lệ 85%–15%. 

4.3.3. Mức độ quan trọng của trận đấu

Loại trận đấu

Hệ số quan trọng của trận đấu (M)

Giá trị K

World Cup nữ

4

60

Bóng đá nữ Thế vận hội

4

60

Vòng loại World Cup nữ

3

45

Vòng loại bóng đá nữ Thế vận hội

3

45

Trận đấu tại Cúp châu lục

3

45

Vòng loại Cúp châu lục

2

30

Giao hữu giữa hai đội Top 10

2

30

Giao hữu

1

15

5. Lịch công bố bảng xếp hạng

Bảng xếp hạng được công bố bốn lần một năm, thường vào ngày thứ sáu.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X