Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Premiership: Mảnh đất dữ của các huấn luyện viên.

Thứ Hai 21/01/2008 06:37(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mới trải qua một nửa mùa giải mà Premier League đã có tới gần 10 câu lạc bộ trảm tướng. Đây rõ ràng là một con số giật mình và đáng báo động. Họ ra đi không phải vì thiếu tài năng (Ai dám bảo những con người như Jose Mourinho, Sammy Lee, Martin Jol hay Sam Allardyce đều là bất tài vô dụng?). Nguyên nhân chính ở đây không đến từ khía cạnh chuyên môn mà từ "những ông chủ" làm bóng đá!



Thiếu sự thấu hiểu lẫn nhau!

Bắt đầu với vụ chia tay đình đám hồi tháng 9/2007 khi Jose Mourinho không còn nhận được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo. Vị trí của "The Special One" ở Chelski luôn bị xoi mói bởi ông chủ triệu phú người Nga, người mà chỉ thích mua về những cầu thủ vô giá mà ông ta thích bất kể đội bóng có cần họ hay không? Những lục đục giữa Mourinho và Roman Abramovich nằm ở những siêu sao "không được trọng dụng" (Ballack, Shevchenko). Và một phần Roman muốn đội bóng của mình hoa mỹ hơn nhưng lại không hề cho Mourinho thời gian để làm việc đó.


Tài năng như Mourinho mà cũng bị sa thải

Tiếp đó, chúng ta hãy cùng tới trận đấu trong khuôn khổ UEFA Cup của Tottenham vào ngày 25/10/2007 trên sân nhà White Hart Lane, nơi Martin Jol đã mất việc ngay khi để thua Getafe. Thực tế là trước đó 2 tuần, vị trí của HLV người Hà Lan này đang lung lay dữ dội khi mà ông chủ tịch Daniel Levy đã có những cuộc tiếp xúc với HLV của Sevilla, Juande Ramos về việc tiếp quản Tottenham. Một lần nữa, những "ông chủ làm bóng đá" lại làm cái việc nên tránh là gây ra sự khủng hoảng trong đội bóng bằng hành động của mình.

Và mới chỉ tuần trước thôi, Newcastle United cũng đã phải chia tay với Sam Allarydce. 7 HLV trong 7 năm qua đối với Chích Chòe nói lên nhiều điều. Ông chủ tịch Mike Ashley thay vì tập trung giao phó vai trò lãnh đạo tập thể đội bóng vào tay Allardyce lại thường xuyên nhúng mũi vào cái lĩnh vực mà kiến thức sơ đẳng về việt vị ông ta cũng chẳng có! Nó làm cho những phần tử bất mãn với Big Sam trong đội bóng được thể làm tới khiến đội bóng vùng Đông Bắc lục đục suốt đầu mùa giải.

Trận đấu cuối cùng của Big Sam trên cương vị HLV trưởng Newcastle United

Và gần đây, báo chí lại xôn xao vụ Liverpool với 2 tài phiệt người Mỹ Gillet và Hicks (các cổ động viên Liverpool đặt cho họ nickname "Beavis và Butthead", 2 nhân vật hoạt hình gây cười của Mỹ) thú nhận rằng đã từng nói chuyện nghiêm túc với Jurgen Klinnsman về việc thay thế Rafa Benitez. Lại một lần nữa, các HLV bị coi như một món đồ chơi. Huyền thoại Ian Rush của Lữ đoàn đỏ tỏ ra khá phẫn nộ về những gì đang xảy ra ở câu lạc bộ yêu qu‎‎ý của ông, "Đó là một sự hổ thẹn" ông nói về những gì đã diễn ra ở Liverpool khi 2 ông chủ người Mỹ hạ cánh xuống Anfield. Tình bạn vốn có giữa các ông chủ câu lạc bộ và HLV ở giải Ngoại hạng đang dần dần trở thành một thứ xa xỉ phẩm. Trừ khi những triệu phú đầu tư vào bóng đá Anh một cách nghiêm túc với việc thấu hiểu thứ "văn hóa bóng đá" ở đây (Manchester United là ví dụ rõ nét nhất), thì những vấn đề mới được giải quyết.

Đâu là giải pháp?

Hãy nhìn lại những gì mà Big Sam đã gặp phải, nó là nét điển hình trong những nguyên nhân bị sa thải của các HLV tại giải Ngoại hạng Anh. Ngay khi tiếp quản Chích Chòe, Allardyce đã từng kêu gọi các ông chủ câu lạc bộ hãy cho ông 3-5 năm để đặt những viên gạch vững chắc cho đội hình. Vậy mà tổng cộng, Allardyce chỉ dẫn dắt Newcastle vỏn vẹn 24 trận. Nên nhớ để Bolton thời Big Sam trở thành một đội bóng "bất kham" tại Premiership, ông đã phải mất 8 năm xây dựng dần dần. Nhưng có lẽ ông quên rằng ở Newcastle, "kiên nhẫn" là một động từ chưa có định nghĩa. Sự thiếu kiên nhẫn và không tìm được một HLV giỏi sau khi Kevin Keegan ra đi cũng khiến Newcastle trở thành đội bóng gây thất vọng nhất trong 10 năm qua ở giải ngoại hạng Anh bởi đã không có được sự ổn định và tính liên tục. Suy cho cùng thì Big Sam cũng chỉ là nạn nhân mà thôi. Cuộc ra đi của Big Sam càng cho thấy các ông chủ tịch đội bóng ở Anh ngày càng mất kiên nhẫn với những kế hoạch đầu tư lâu dài của họ.

ferguson cũng phải mất đến 4 năm mới xây dựng được một
đế chế MU hùng mạnh

Điều này trái ngược hoàn toàn với những trường hợp như Ferguson, Wenger hay David Moyes. Nếu quãng thời gian đầu Ferguson về dẫn dắt MU với những thành tích chẳng khá hơn Big Sam về dẫn dắt Newcastle là mấy thì chỉ 4 năm sau, Mu có được cúp FA vào năm 1990, rồi sau đó là cả một thập kỉ thống trị của MU tại Premiership. Trong 22 năm gắn bó với M.U, Sir Alex vô số danh hiệu. Cùng với đó là một thương hiệu Manchester United hoa mỹ nổi tiếng toàn cầu với doanh thu đứng đầu các đội bóng Anh và thứ 2 thế giới, điều mà mọi câu lạc bộ ao ước có được không chỉ vì danh tiếng mà còn vì "tiền". Trong khi đó, Newcastle đã thay 10 HLV, 6 người tạm quyền trong cùng thời điểm 22 năm qua nhưng không giành được một danh hiệu lớn nào cả "Ít tuổi" quân hơn là HLV người Pháp của Pháo thủ, Wenger về Highbury năm 1996 và qua 12 năm cầm quân, ông cùng câu lạc bộ gặt hái 3 chức vô địch Premiership, 4 FA Cup và 4 Charity Shields. 

Chỉ để cho Wenger một ít thời gian chắc ông cũng không thể làm được gì nhiều

Cũng có thể nhìn vào HLV người Scotland, David Moyes, với 6 năm gắn bó, ông đã đưa nửa xanh của vùng Merseyside thành một thế lực ở Ngoại hạng Anh, đối trọng của câu lạc bộ cùng thành phố Liverpool. Thậm chí theo Wenger thì Everton còn đáng sợ hơn cả The Kop! Vâng, hãy nhìn vào đó, "Thời gian" và sự "thấu hiểu lẫn nhau" giữa những người làm bóng đá không những tránh được tính thiếu ổn định và liên tục trong đội bóng mà còn giúp các HLV toàn tâm hơn với chiến lược của mình. Còn người dân Anh, có lẽ bây giờ họ lại ước các câu lạc bộ con cưng sẽ không có những ông chủ triệu phú "vừa muốn kinh doanh để sinh lời nhanh chóng" vừa muốn "mãn nhãn với những màn trình diễn đẹp mắt".

Bài dự thi: “Nếu bạn là chuyên gia“

Ngô Văn Thắng 2C05, ĐH Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X