“Chuyện gì xảy ra cũng tốt”, không phải do người viết tự nghĩ ra. Ẩn chứa đằng sau nó là, một câu chuyện đầy tính nhân văn. Thậm chí, có thể hóa kiếp cho những tâm hồn, chỉ nhìn thấy, cuộc đời toàn bất hạnh.
1. Hỏi một CĐV Chelsea, đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của The Blues? Sai lầm kì lạ đến đầy nghi hoặc của trọng tài Clattenburg - đám đông sẽ trả lời như thế. Không một ai có thể phủ nhận điều này. Và thậm chí, nó lóe lên như một ánh sáng, khỏa lắp những vấn đề của Chelsea.
Trận thắng của M.U trước Chelsea tạo ra sự thuyết phục cho lập luận: Trọng tài luôn làm lợi cho Quỷ đỏ; May mắn là yếu tố quan trọng cấu thành nên những chiến thắng của United; Đồng thời, có thêm bằng chứng để khẳng định, việc Chelsea bị các ông “Vua áo đen” xử ép.
Nếu lập luận trên bước lên tầm một qui luật (chỉ là giả thuyết) thì chưa chắc nó đã xấu xí như người ta vẫn nghĩ. Sau trận đấu, trên các diễn đàn, NHM tiếp tục “khen” M.U rùa, như cái giọng điệu xưa nay. Rồi, một sự đồng cảm bất đắc dĩ xuất hiện, đó thái độ cảm thông cho thầy trò Di Matteo.
Chelsea vs MU - Giông bão chưa tan
Và nếu lập luận kia, như một qui luật hiển nhiên, tồn tại bấy lâu. Thì có một chân lý trong cuộc sống, rất ít người nhận ra: “chuyện gì xảy ra cũng tốt!”. Hãy nghĩ về mặt tích cực ẩn mình sau những bi kịch. Con người không có thói quen tư duy theo hướng này, bi kịch rốt cuộc vẫn là bi kịch.
2. “Chuyện gì xảy ra cũng tốt”, không phải người viết tự nghĩ ra. Ẩn chứa đằng sau nó là một câu chuyện đầy tính nhân văn. Thậm chí, có thể hóa kiếp cho những tâm hồn, chỉ nhìn thấy cuộc đời toàn bất hạnh:
Ở một vương quốc nọ, có vị vua yêu thích săn bắn. Trong một lần đi săn, Ngài bất cẩn làm mất một ngón chân. Tất cả đều lo lắng, duy chỉ có quan Tể tướng là vẫn cười và bình thản nói: “Chuyện gì xảy ra cũng tốt”. Thế là vị Tể tướng kia, bị Vua giam vào thiên lao, ghép vào tội “khi quân”.
Ít lâu sau, trong một lần săn bắn khác, Vua và cận thần của mình lọt vào tay bị bọn quỷ ăn thịt người. Chúng chén no nê tất cả, nhưng kì lạ là, lại không ăn thịt Nhà vua, Ngài thoát chết như một phép màu. Lý do là, sau khi cởi hết quần áo, bọn ăn thịt người nhìn thấy khuyết tật ở bàn chân của vị Vua. Chúng rất kiêng những thứ không toàn vẹn như thế.
Về đến hoàng cung, Vua cho gọi quan Tể tướng, kể lại câu chuyện. Ngài ngạc nhiên khi thấy thần tử của mình vẫn cười rạng rỡ, và hiểu ra khi vị Tể tướng tâu: “Không nhờ Ngài giam thần lại, thì thần đã bị ăn thịt. Đúng là chuyện gì cũng tốt!”
3. Hãy nhìn vào tổng thể cả quá trình. May mắn không phải tự đến, mà do con người tạo ra, bằng những nỗ lực. Nó là sự hồi đáp đầy ý nghĩa của cuộc sống. Vậy thôi! Đừng vin vào điều này, để phủ nhận những chiến thắng của M.U thêm nữa!
Nếu Chelsea hạ M.U thì cuộc đua đến ngôi vô địch sau 9 vòng, sẽ bớt đi phần nào hấp dẫn. Giờ đây, con đường đến với vương miện đã chật chội với lắm kẻ bon chen: Chelsea, M.U, và Man City. Đó là điều NHM mong muốn…
Sao không chấp nhận sự may mắn của M.U khi nó bắt nguồn từ nỗ lực, và làm mọi thứ trở nên tốt hơn. Chứ không phải xấu đi như mọi người vẫn nghĩ.
Thêm một lần nữa Chelsea bị trọng tài “bắt ép”. Nó hiện lên quá rõ ràng và có thể quan sát bằng mắt thường. Lịch sử của Chelsea (khái niệm từ thời Abramovich đến) đã quá nhiều lần chứng kiến, và các CĐV xem đó là một bi kịch, hay sự bất hạnh nào đó. Nhưng hãy nghĩ rằng, tạo hóa đã tạo ra nó, và những thứ tương tự để kiềm chế sức mạnh khủng khiếp của Chelsea.
Những sai sót của Clattenburg, suy cho cùng, cũng là đại diện cho chất “người”. Nếu có điều gì “tốt”, rút ra sau đêm Siêu Chủ nhật thì đó là vai trò, và trách nhiệm của ủy ban trọng tài Premier League. Hãy cải thiện mọi thứ trước khi quá muộn.
Ở đâu đó, có người đang hớn hở với Super Sunday, bởi có thêm lý do để đưa những công nghệ vào sân bóng. Còn tại Cobham, một chuyến thăm của Abramovich đang là nỗi ám ảnh. Giờ thì, Di Matteo đừng nên đổ lỗi thất bại này cho trọng tài, nhìn sâu hơn vào chuyên môn, cụ thể như: 12 phút 2-0!!! Nhận ra yếu điểm càng sớm càng ít bị tổn thương sau này. “Chuyện gì xảy ra cũng tốt”.
(Theo Bongda.com.vn)