Harry Kane |
Có thể kể ra đây các trường hợp của các Vua phá lưới như Kempes (World Cup 1978), Rossi (World Cup 1982), Lineker (World Cup 1986), Schilaci (World Cup 1990), Suker (World Cup 1998), Ronaldo (World Cup 2002), Klose (World Cup 2006), Forlan, Sneijder, Villa, Muller (World Cup 2010) hay gần đây nhất là James Rodrigues (World Cup 2014). Đáng nói hơn, tất cả các Vua phá lưới trên đều “nổ súng” ở những trận đấu quan trọng của đội bóng ở tứ kết, bán kết hoặc chung kết.
Chỉ “bắt nạt” các đội bóng yếu, còn khi Tam sư cần anh trước cường địch thì Kane lại “im hơi lặng tiếng” trong cả 3 trận đấu quan trọng bao gồm trận tứ kết, trận bán kết và trận tranh huy chương Đồng.
Việc Kane chơi mờ nhạt và bỏ lỡ nhiều cơ hội trong 3 trận đấu này cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến Tam sư chỉ có thể kết thúc World Cup năm nay ở vị trí thứ 4 chung cuộc do để thua trong 2 trận đấu cuối cùng.
Năm đó tiền đạo của đội tuyển Nga này đã ghi được 6 bàn và trở thành Vua phá lưới chỉ sau 3 trận ở vòng bảng. Sau khi tịt ngòi trong trận ra quân (thua Brazil 0-2), Salenko ghi bàn danh dự vào lưới Thụy Điển (thua 1-3) trước khi có trận đấu để đời và ghi tới 5 bàn vào lưới Cameroon. Đây cũng là Vua phá lưới duy nhất trong lịch sử không vượt qua vòng bảng của một kỳ World Cup.
Quả thực là một Vua phá lưới kỳ lạ của World Cup 2018.
Bài dự thi Ấn tượng World Cup
Tác giả: Như Quỳnh