Đa số không còn muốn HLV Hữu Thắng tiếp tục dẫn dắt ĐT Việt Nam. Số còn lại thì đi theo lập luận rất triết lý là không nên sa thải HLV chỉ sau một giải thất bại. Điều này không sai nhưng với trường hợp của chiến lược gia xứ Nghệ thì chúng ta đã sai ngay từ đầu rồi.
Hữu Thắng có gì? Lên làm HLV ĐT Việt Nam nhờ ai?
Người đầu tiên mà HLV Hữu Thắng tiếp xúc để nói chuyện về việc dẫn dắt ĐT Việt Nam là Phó chủ tịch Đoàn Nguyên Đức. Mà ông PCT phụ trách tài chính là một người gần như không can thiệp bất cứ công việc gì của VFF trong suốt 3 năm qua ngoài việc quyết liệt đưa chiến lược gia xứ Nghệ lên thay HLV Miura. Tức là bóng đá Việt Nam thế nào thì tỷ phú này không quan tâm, điều bầu Đức muốn chỉ đơn giản là đưa Hữu Thắng lên tuyển. Lý do thì có lẽ tất cả đều có thể đoán được. Đó là sử dụng cầu thủ HAGL càng nhiều càng tốt, những người mà bầu Đức đã tốn nhiều công sức đào tạo. Kết quả thì AFF Cup 2016 đã phản ánh rất rõ, Tuấn Anh bị chấn thương vẫn lên tuyển cho đến khi không ra sân được mới phải chia tay đội tuyển. Trong khi Xuân Tú bị chấn thương là bị trả về Than Quảng Ninh ngay lập tức. Công Phượng đá kém cỏi, không xứng đáng ở tuyển nhưng luôn có 1 suất “cứng”, điều này rất bất công với nhiều cầu thủ có phong độ tốt…
Bóng đá Việt Nam đang trên đà phát triển với những thành tích của các đội tuyển trẻ cũng như Futsal. Tuy nhiên những quyết định sai lầm của HLV Hữu Thắng đã...
Còn về việc mời HLV Hữu Thắng để sử dụng lối chơi ban ngắn, kỹ thuật là một cái gì đó gượng ép. Bởi bản thân ông Thắng chưa bao giờ trình diễn lối đá đẹp trong sự nghiệp huấn luyện và cả cầu thủ của mình cả. Điều nổi bật chẳng cần tranh cãi của chiến lược gia xứ Nghệ là lối chơi máu lửa, thiên về phòng ngự bằng lối đá rát, thậm chí là đá rắn quá mức cần thiết. Đình Đồng, Trọng Hoàng, Ngọc Hải, Đình Luật, Nguyên Mạnh thể hiện rất rõ tinh thần ấy ở trên tuyển. Vì thế việc kỳ vọng chiến lược gia 45 tuổi xây dựng thành công lối chơi tấn công ban bật là một cái gì đó hết sức mâu thuẫn. Trong trường hợp ĐTVN có thể đá ban bật được thì là nhờ vào chất lượng cầu thủ. Mà như thế thì nhiều HLV khác thậm chí còn làm tốt hơn ông Thắng.
HLV Hữu Thắng bị đánh giá là rất kém về đấu pháp |
Có sai phải sửa, đừng sáo rỗng nữa!
Nhiều người, nhất là những “chuyên gia” thì rất triết lý rằng không nên sa thải HLV Hữu Thắng chỉ vì thất bại tại AFF Cup 2016. Bởi muốn có một ĐTQG mạnh thì phải cho HLV thời gian. Điều này sẽ đúng với nhiều trường hợp, như HLV Hoàng Anh Tuấn của U19 đã thành công sau rất nhiều thất bại là một ví dụ. Tuy nhiên với Hữu Thắng thì khác. Những cái sai của chiến lược gia xứ Nghệ là những thứ được dự đoán trước và thực tế đã phơi bày ở AFF Cup. Lối chơi quá quyết liệt đến mức không cần thiết khiến ĐT Việt Nam nhận nhiều thẻ đỏ nhất tại giải dù chúng ta không chủ động đá xấu như Malaysia hay Indonesia. Thậm chí 2 thẻ đỏ vẫn là ít nếu nhìn nhiều pha bóng rất ẫu trĩ của Trọng Hoàng, Đình Đồng hay Văn Hoàn.
Chỉ cần thắng tối thiểu 1-0 là chúng ta sẽ lội ngược dòng để vào chung kết, nhưng rồi hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu. Thầy trò HLV Hữu Thắng chỉ có...
Về mặt lối chơi thì thật sự khó mà có tương lai được. ĐT Việt Nam đá tấn công rất tốt trong giao hữu, khi các đối thủ đá không hết mình. Nhưng khi vào giải chính thức là những chệch choạc rất lớn. Chúng ta bị đội bóng trẻ Myanmar dồn ép suốt hiệp 2 ở trận ra quân, có những giây phút thót tim trước Malaysia và cả Campuchia. Còn cảm giác gặp Indonesia là một cái gì đó mong manh có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào. Mà nên nhớ trước khi vào giải từ HLV, cầu thủ đều rất tự tin về mục tiêu giành vé vào chung kết AFF Cup 2016 vì sự thật chúng ta đang có một đội tuyển nhiều tài năng pha trộn cả tuổi trẻ và kinh nghiệm. HLV Hữu Thắng còn tuyên bố rất nhiều lần về việc nhận trách nhiệm thành tích của đội tuyển và cuối cùng là bị “hớ”. Tức là ngay cả người trong cuộc, đáng buồn là người đưa ra đấu pháp cũng bị ảo tưởng về sức mạnh của đội nhà.
HLV Hoàng Anh Tuấn được đánh giá có chiến lược hơn Hữu Thắng rất nhiều |
Điểm yếu vô cùng lớn của HLV Hữu Thắng là khả năng phòng ngự dù ông là một cựu hậu vệ của bóng đá Việt Nam. Nhưng phòng ngự theo chất SLNA, theo cách của ông Thắng đã quá cổ hủ so với bóng đá ngày nay. Bây giờ không còn là thời của chặt chém, đá rát chân để đối thủ sợ nữa. Mà phải dùng tới cái đầu, dùng tới cách bày binh bố trận hợp lý để che kín hàng thủ đội nhà. Ở điểm này thì Hữu Thắng thua rất xa so với người đồng nghiệp Hoàng Anh Tuấn ở U19 Việt Nam. Đương nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng hãy xem cách phòng ngự khoa học, kỷ luật của chiến lược gia người Khánh Hòa có tương lai hơn cách phòng ngự nhờ tinh thần của Hữu Thắng rất nhiều.
Không chỉ gây thất vọng khi phải dừng bước ở vòng bán kết, Việt Nam còn là đội thiếu fair-play nhất AFF Suzuki Cup 2016.
Phải thay Hữu Thắng trước khi quá muộn
Trong năm 2017, Bóng đá Việt Nam sẽ có giải đấu hàng đầu là SEA Games 29 với mục tiêu giành HCV. Chắc chắn sẽ có một cuộc thay máu lực lượng mạnh mẽ ở hai đội tuyển U22 và ĐTQG. Nhiều NHM, nhà chuyên môn và cả quan chức VFF đều cho rằng hàng tấn công có cầu thủ HAGL + hàng thủ U19 Việt Nam sẽ là đội bóng hoàn hảo. Chúng ta đừng vội vẽ ra viễn cảnh đầy mơ mộng nếu không hành động sớm từ bây giờ. Mà việc đầu tiên là phải thay HLV Hữu Thắng. Hoàng Anh Tuấn có thể giúp những cầu thủ trẻ phòng ngự tốt nhưng với Hữu Thắng thì chưa chắc bởi quan trọng là đấu pháp và cách bày binh bố trận của người thuyền trưởng. Nếu vẫn duy trì hệ thống và tinh thần phòng ngự như tại AFF Cup, thì đừng nói đến HCV, đừng nói đến vượt người Thái mà U22 Việt Nam khó mà đứng vững trước Myanmar, Indonesia hay chủ nhà Malaysia.
Doãn Công (Theo Thể Thao Việt Nam)