Thứ Tư, 17/04/2024Mới nhất
Zalo

World Cup - Những điều có thể bạn chưa biết

Thứ Năm 03/06/2010 13:37(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Vì sao mỗi đội dự World Cup phải có ít nhất 3 thủ môn? KevinBoateng và em trai Jerome Boateng sẽ đối đầu nhau tại World Cup 2010 trong hai màu áo khác nhau, đây phải chăng là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá quốc tế “huynh đệ tương tàn”?

Luật FIFA quy định mỗi đội dự VCK World Cup phải đăng ký ít nhất 3 thủ môn. Câu hỏi đặt ra là đã từng có ĐT nào dùng đến cả 3 thủ môn của mình chưa? Hay đây thực sự là sự lãng phí khi mỗi HLV chỉ được đem theo 23 học trò?

Mục 26.3 của Luật Cúp Thế giới của FIFA chỉ ra rằng “Tất cả các LĐBĐ phải nộp lên FIFA một danh sách chốt không quá 23 cầu thủ (trong đó phải có 3 thủ môn)”. Quy định này xuất hiện từ World Cup 1934, sau sự kiện đội tuyển Mỹ chỉ đăng ký duy nhất 1 thủ môn vào kỳ World Cup đầu tiên năm 1930.

Cơn ác mộng thủ môn của Zaire năm 1974

Với 3 thủ môn, một số đội đã thực hiện thay thế người giữ đền giữa hai trận đấu, nhưng đến năm 1974, lần đầu tiên trong lịch sử World Cup đã chứng kiến việc thủ môn bị thay ra giữa 1 trận đấu. Đại diện khu vực Trung Phi, Zaire (cũ) đã khởi đầu trận đấu gặp Nam Tư với 3 bàn thua chỉ trong 20 phút đầu.

Thủ thành Mwamba Kazadi lập tức bị thay ra để nhường chỗ cho Tubilandu Dimbi. Nhưng thật đáng buồn thay, “vị cứu tinh” Dimbi thậm chí còn chơi tệ hơn! Zaire kết thúc trận đấu một cách thê thảm: Sau 3 bàn thua đầu của Kazadi, Dimbi phải vào lưới nhặt bóng thêm 6 lần nữa!

Phải đăng ký đến 3 thủ môn, nhưng các đội tuyển không mấy khi phải tận dụng sự dư thừa này. World Cup 1990, 24 đội bóng chỉ sử dụng 27 thủ môn, còn năm 1998, chỉ có 36 thủ môn của 32 đội bóng được xỏ găng vào sân. Trong toàn bộ lịch sử World Cup đến nay, chỉ 4 đội bóng từng dùng đến cả 3 thủ môn – chỉ 4 trong tổng số 371 đội tuyển từng tham chiến!

Đầu tiên là tuyển Pháp của Platini tại World Cup 1978. Thủ thành số 1 của nước Pháp khi đó là Jean-Paul Bertrand-Demanes bắt chính trận mở màn gặp Italia. Dù để lọt lưới 2 bàn trong trận thua 1-2 đó, Bertrand-Damanes vẫn được tin dùng cho trận thứ 2 gặp Argentina. Nhưng sau một tình huống cứu thua, anh lao đầu vào cột dọc và phải rời sân trên cáng, nhường chỗ cho Dominique Baratelli.

Thủ thành 31 tuổi này cũng không ở lại tuyển Pháp lâu, bởi sau khi vào thay Bertrand-Damanes, anh mắc sai lầm và để Argentina ghi bàn thắng quyết định, khiến “Gà trống Golois” thua cả hai trận đầu.

Trận thứ 3, nước Pháp đặt niềm tin vào Dominique Dropsy dù trước đó anh chưa từng bắt trận nào trong màu áo đội tuyển quốc gia. Sau chiến thắng trước Hungary, Dropsy tiếp tục được tin dùng ở 16 trận đấu tiếp theo của tuyển Pháp. Còn Baratelli và Bertrand-Demanes? Cả 2 đã phải nói lời từ biệt với sắc áo lam sau 2 trận đấu khắc nghiệt!

Pfaff, chàng thủ thành kỳ dị của tuyển Bỉ.

Tuyển Bỉ bước vào World Cup 1982 với niềm tin tuyệt đối đặt vào thủ thành tài năng Jean-Marie Pfaff, nhưng không ít người lo lắng cho họ bởi ai cũng biết rằng Pfaff vô cùng quái dị, anh từng nhận án treo giò 3 tháng hồi năm 1980 can tội... giật cùi chỏ vào mặt một trọng tài biên ở một trận đấu giải quốc nội.

Sau khi xuất sắc đưa đội nhà vượt qua vòng đấu bảng, Pfaff bỗng dưng mất dạng trong khung gỗ tuyển Bỉ ở các trận đấu sau. Nguyên do sự việc là vì anh nghịch dại ... vờ chết đuối trong bể bơi khách sạn nơi “Quỷ đỏ” trú ngụ.

Pfaff bị HLV giận dữ gạch tên và phải nhường vị trí cho Theo Custers. Nhưng Custers lại là một thảm họa, anh chơi cực tệ ở trận đấu đó và mất luôn vị trí ở đội tuyển quốc gia. Trận đấu cuối, nước Bỉ buộc phải sử dụng quân bài thứ 3 – Jacky Munaron.

Cũng trong kỳ World Cup kỳ lạ đó, tuyển Tiệp Khắc đã phải dùng đến cả 3 thủ thành mang theo. Zdenek Hruska chơi trọn vẹn trận mở màn gặp Kuwait, nhưng Stanislav Seman mới là người được chọn cho trận đấu gặp tuyển Anh. Một trận đấu đầy bi kịch cho Seman khi anh gẫy ngón tay ở phút 75 và không những bị thay ra, anh còn không bao giờ trở lại sắc áo tuyển Tiệp Khắc nữa. Karel Stromsik xỏ găng vào sân và giữ luôn vị trí thủ môn chính thức.

Lần gần nhất một ĐT dùng đến cả 3 thủ môn trong một VCK World Cup là Hy Lạp năm 1994. Thủ thành kỳ cựu Antonis Minou chỉ để lọt lưới 2 bàn trong 5 trận vòng sơ loại, và vì thế được tin tưởng cho trận mở màn gặp Argentina. Thua trận 0-4, anh mất luôn vị trí chính thức.

Chàng trai 25 tuổi Elias Atmatsidis giành được đôi găng cho trận thứ 2 gặp Bulgaria. Thêm một trận thua 0-4 nữa và Atmatsidis cũng nói lời từ biệt. Christos Karkamanis được trao cơ hội ở trận đấu danh dự gặp Nigeria, và anh đã làm tốt hơn hẳn 2 người tiền nhiệm khi ... chỉ để thua 0-2.

Trước khi anh em nhà Boateng đối đầu nhau ở bảng D World Cup 2010, đã từng khi nào bóng đá thế giới được thấy cảnh “huynh đệ tương tàn” trong một trận đấu giữa hai ĐTQG chưa?

Jerome và Kevin Prince - Anh em nhà Boateng sẽ đối đầu tại Nam Phi

Kevin Prince Boateng sẽ là quân bài quan trọng của tuyển Ghana năm nay và anh sẽ phải đối đầu với người em trai Jerome Boateng của mình – người nhiều khả năng sẽ đá chính ở hàng thủ tuyển Đức. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử World Cup chứng kiến “sự lạ” này. Nhưng không phải lần duy nhất trong lịch sử bóng đá quốc tế.

Tháng 2 năm 2008, trong trận giao hữu giữa tuyển Pháp và CHDC Congo, Steve Mandana trấn giữ khung thành tuyển Pháp trong hiệp 1, còn Parfair bắt cho Congo trong hiệp 2. Điều đặc biệt không chỉ nằm ở chỗ hai chàng thủ môn này là anh em ruột, họ còn trái ngược nhau hoàn toàn: Mandana, ngôi sao của Marseille và tuyển Pháp hiện tại, sinh ở thủ đổ Kinshasa của Congo, còn Parfair sinh tại Nevers nước Pháp.
 
(Theo Dân Trí)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X