Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

Ủng hộ CĐV Tottenham dùng từ Yid: Thủ tướng Anh đúng hay sai?

Thứ Sáu 20/09/2013 16:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

David Cameron là CĐV cuồng nhiệt của CLB Aston Villa. Hôm 18/9 vừa qua, ông đứng về phía CĐV Tottenham, để rồi hứng chịu chỉ trích.

Tuần trước, Liên đoàn bóng đá Anh (FA) thông báo với CĐV Spurs rằng họ có thể sẽ bị khởi tố nếu dùng từ “Yid” mỗi lần cổ vũ cho đội bóng. “Yid” (hoặc “Yiddo”) bắt nguồn từ thuật ngữ có hàm ý xúc phạm người Do Thái được sử dụng phổ biến từ những năm 1890. Quan điểm của Thủ tướng Anh David Cameroon ngược lại, CĐV Spurs có thể “Yid” ở các trận đấu.

Thủ tướng David Cameron ủng hộ CĐV Tottenham.
Thủ tướng David Cameron ủng hộ CĐV Tottenham.

“Yid” hay không “Yid”?

Một loạt các tờ báo có uy tín tại Anh như The Independent, The Guardian‎, Telegraph... đều đưa vấn đề này ra bàn luận, cho thấy sức hút của nó với dư luận xứ sương mù là rất lớn. Trong nhiều năm qua, CĐV Tottenham (đa số là gốc Do Thái) phải hứng chịu sự kỳ thị thông qua từ ngữ này bởi fan của đội bóng đối thủ.

Dĩ độc trị độc, CĐV Spurs tự gọi mình bằng thuật ngữ “Quân đội Yid” để chứng tỏ họ không hề cảm thấy bị xúc phạm bởi từ nhạy cảm này. Mỗi khi cầu thủ trên sân ghi bàn, họ cùng “Yid”, ăn mừng chiến thắng, họ “Yid” vang cả khán đài. Thế rồi, họ bị FA “sờ gáy”, cảnh báo án hình sự với những ai “Yid”.

CĐV Spurs bất bình với quy định, dự tính sẽ đâm đơn kiện lên tòa án. Trong cuộc chiến này, ông Cameron - vị Thủ tướng tâm huyết với bóng đá nước nhà, ủng hộ Spurs.  “Có sự khác biệt giữa việc CĐV Spurs tự miêu tả chính mình là “Yid” so với việc ai đó gọi họ là “Yid” như một sự xúc phạm” - Thủ tướng Cameron phát biểu với tờ Jewish Chronicle trụ sở tại Anh.

Nhưng quan điểm của ông Cameron bị tổ chức chống kỳ thị trong thể thao Race for Sport chỉ trích là lố bịch. Người đại diện David Neita của nhóm này lên án màn ăn mừng của CĐV Spurs là sự xúc phạm tới những người thông minh.

Peter Herbert, luật sư hàng đầu kiêm Chủ tịch của tổ chức vì quyền lợi của các luật sư da màu tại Anh, cho rằng phát biểu của Thủ tướng chẳng khác gì sự tha thứ cho những kẻ kỳ thị. “Bóng đá là một phần của xã hội, không thể tách rời, vì thế Thủ tướng phải thực sự nghĩ rằng những gì ông nói ra chẳng khác gì hợp pháp hóa sự kỳ thị và đây là điều đáng buồn”.

Sự phức tạp của ngôn ngữ

Kỳ thị luôn là vấn đề nhạy cảm trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong túc cầu. Nhưng với CĐV Spurs, vấn đề chỉ nằm ở sự đa dạng (ở trường hợp này là phức tạp) của ngôn ngữ.

Trước khi mùa giải bắt đầu, Liverpool đã ban hành cuốn sách hướng dẫn dành cho cầu thủ và fan của đội bóng trong đó có những từ mà họ “không được phép” nói khi đến Anfield. Nó bao gồm những từ ngữ như “N***” và “Yid”. Nhưng rồi sau đó báo chí phát hiện trong quảng cáo áo đấu của đội bóng lại vi phạm quy định mà họ đặt ra bởi từ ngữ này lại được dùng với ý nghĩa tích cực.

Nếu FA cảnh báo CĐV Spurs, họ cũng nên làm điều tương tự với fan của một số đội bóng khác. Chẳng hạn như fan Brighton từng hát vang: “Chúng tôi chỉ là thị trấn của đầy rẫy những thằng gay”. Nhưng hãy xét hoàn cảnh, họ hát ở đây với niềm tự hào chứ không phải kỳ thị giới tính.

Để ý hơn, “Yid” từ lâu đã được gắn với fan Tottenham theo cách hiểu đơn giản nhất, không mang dụng ý xấu. Người ta gọi Arsenal là “Pháo thủ”, gọi Tottenham là “Yid”. Trên Encyclopedia mục nickname của các đội bóng. Chữ “Y” dùng cho Mansfield Town bởi áo đấu của đội bóng là vàng (Yellow). “Yids” được dùng cho Tottenham bởi “gốc gác Do Thái của đội bóng Bắc London”.

Hôm thứ Bảy tuần qua, fan Tottenham vẫn “Yid” trong trận đấu với Norwich. Chẳng phải họ bất chấp cảnh báo của FA, đơn giản họ thấy mình không làm gì sai trái.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X