Didier Drogba và định mệnh màu xanh Chelsea (P1)

Tác giả August - Chủ Nhật 03/05/2020 20:11(GMT+7)

Zalo

Định mệnh của Didier Drogba đã đưa Chelsea vươn tới đỉnh cao Champions League, một trong những chức vô địch bất ngờ nhất và theo cách khó tin nhất trong lịch sử giải đấu. Và đó cũng là đỉnh cao của chân sút Bờ Biển Ngà trong một hành trình dài 8 năm với đầy ắp biến cố tại Stamford Bridge…

Allianz Arena. Chung kết Champions League 2012. Lượt sút luân lưu cuối cùng của Chelsea. Và Didier Drogba.

Didier Drogba và định mệnh màu xanh Chelsea hình ảnh
 
Sải những bước chân chậm rãi từ vòng tròn giữa sân đến chấm 11m, trong đầu Drogba là… những lựa chọn. Ý tưởng về một cú đá kiểu Panenka xuất hiện đầu tiên nhưng nhanh chóng bị loại bỏ bởi nó quá rủi ro. Gã khổng lồ trong khung thành Bayern (Manuel Neuer) chắc chắn không phải tay mơ. 
 
Lựa chọn cuối cùng của Drogba: lấy đà ngắn hơn bình thường (chỉ 2 bước) để Neuer không thể “đọc” được ngôn ngữ cơ thể anh và sau đó một cú sút căng - chìm đưa bóng góc phải cầu môn. Neuer bị đánh bại. Và Chelsea đăng quang chức vô địch Champions League đầu tiên trong lịch sử CLB.
 
Drogba, dĩ nhiên, không lên-kế-hoạch cho khoảnh khắc vĩ đại ấy. Nhưng anh luôn có niềm tin mạnh mẽ vào sự sắp đặt của Định Mệnh. “Trong đầu tôi lúc ấy vẫn là lời tự nhủ với chính bản thân từ khi còn là một thằng nhóc: “Mày thích thời khắc này, thích ở vào vị trí này. Thời khắc mà nếu mày ghi bàn, đội nhà sẽ thắng. Ngược lại, mày trở thành kẻ tội đồ. Nhưng có hề gì, đối mặt thách thức và nhận lấy trọng trách chẳng phải luôn là thứ mà mày muốn hay sao” – trích từ cuối tự truyện của Drogba (Commitment: My Autobiography).

 
“Đó là sự thật. Tôi rất khoái những khoảnh khắc kiểu như vậy. Mặc dù thỉnh thoảng tôi cũng sút hỏng nhưng thường thì tỉ lệ thành công luôn cao hơn. Ở chấm đá 11m, thủ môn chắc chắn luôn là phía bất lợi hơn so với người sút. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói ở đây là những gì xảy ra ngày hôm đó, trong thời khắc ấy, là “kịch bản” đã được định sẵn bởi Định Mệnh. Khoảnh khắc ấy là của tôi, không gì có thể ngăn cản được. Vào một ngày khác, một thời điểm khác, tôi có thể lo lắng, có thể sút hỏng. Nhưng trong thời khắc đối mặt với Neuer ấy, tôi bình thản vô cùng” – Drogba.
 
Định Mệnh của Drogba đã đưa Chelsea vươn tới đỉnh cao Champions League, một trong những chức vô địch bất ngờ nhất và theo cách khó tin nhất trong lịch sử giải đấu. Và đó cũng là đỉnh cao của chân sút Bờ Biển Ngà trong một hành trình dài 8 năm với đầy ắp biến cố tại Stamford Bridge…
Bayern Munich vs Chelsea 2012 link xem lại chung kết C1: Full Match
Link xem lại Bayern Munich vs Chelsea trận đấu chung kết Cúp C1/Champions League mùa giải 2011/2012, Didier Drogba tỏa sáng mang lại chiếc cúp C1 đầu tiên...
Chelsea vs Bayern Munich 2012: Hồi ức khó quên
Khi Chelsea chuẩn bị đối đầu với Bayern Munich tại vòng knock out Champions League 2019/20, lượt đi vào thứ 3 này, Các cầu thủ của cả hai đội đều có dịp hồi...

************
Không phải lúc nào sự sắp đặt của Định Mệnh cũng chiều theo ý muốn của Drogba. Như chính Drogba thừa nhận sau này, anh đã khóc như mưa khi biết Marseille chấp nhận mức phí chuyển nhượng 24 triệu bảng từ phía Chelsea mùa Hè 2004. Chỉ ba tuần trước đó, Drogba vừa kí hợp đồng mới với CLB phố cảng. 
 
“Như một mũi dao nhọn đâm vào tim vậy. Đấy là cảm giác của tôi lúc đó. Tôi không hề muốn rời Marseille. Cứ nghĩ đến việc phải tới Chelsea để kí hợp đồng với ra mắt này nọ, tôi cay đắng vô cùng. Những ngày ấy, tôi thực sự suy sụp”.
 
Jose Mourinho, tân HLV Chelsea, chính là người đóng vai trò quan trọng nhất trong vụ chuyển nhượng Drogba. Gần 1 năm trước, sau trận Porto đánh bại Marseille ở Champions League, Mourinho từng nói với Drogba rằng ông rất muốn có tiền đạo người Bờ Biển Ngà trong đội của mình một ngày không xa. Mourinho không chỉ nói suông, bởi trong nhiều tháng sau đó ông đã cử cộng sự thân tín Andres Villas-Boas tới “nằm vùng” ở Marseille để theo dõi bước tiến của Drogba. 
 
Với sự hậu thuẫn từ ông chủ rất chịu chi Roman Abramovich, giờ Mourinho đã có ngân sách để thực hiện kế hoạch “sở hữu” Drogba. “Tôi nhớ Roman đã hỏi tôi thế này: Sao, giờ anh muốn cái tên nào cho hàng công của chúng ta? Lúc ấy, châu Âu có rất nhiều chân sút đỉnh và câu trả lời của tôi là… Drogba”, Mourinho kể lại với BeIn Sport. “Có chút bối rối trên gương mặt của Roman và anh ta hỏi ngay: “Đấy là gã quái nào vậy, đang chơi ở đâu?”. Tôi đáp luôn: “Thưa Mr Abramovich, việc của ngài là chi tiền, không phải hỏi nhiều làm gì”.
 
Cái ngày chuyên cơ (thuộc sở hữu Abrahmovich) chở Drogba hạ cánh xuống sân bay Farnborough, Mourinho cùng ông chủ Chelsea đích thân ra đón. “Cậu thế nào, chàng trai của tôi” – Mourinho hỏi Drogba bằng tiếng Pháp. Rồi ông nổ tiếp một tràng: “Cậu là cầu thủ giỏi, tớ biết. Nhưng nếu cậu muốn trở thành một cầu thủ lớn, cậu phải chơi cho đội bóng của tớ. Marseille là CLB tốt, nhưng để vươn lên hàng ngũ xuất sắc nhất trong nghề này, thứ cậu cần là một CLB lớn – như Chelsea và một HLV đỉnh của đỉnh – là tớ đây”.

Drogba da tro thanh huyen thoai cua Chelsea
 
Hành trình thích nghi của Drogba tại Chelsea khá trắc trở. Hạn chế ở khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là một lý do. Không biết một chút gì về Chelsea khiến Drogba ban đầu còn nhầm John Terry – thủ quân “The Blues” là … tài năng trẻ được đặc cách tập cùng đội một. Nhưng các buổi tập tại Cobham, với yêu cầu khắt khen từ Mourinho mới là thứ khó khăn hơn cả. Mourinho muốn Drogba chơi thứ bóng đá hoàn toàn khác với cách anh đã quá quen thuộc ở Marseille.
 
Tại Pháp, cách chơi của Drogba là khai thác khoảng trống sau lưng hậu vệ cuối cùng, tận dụng tốc độ để chớp thời cơ ghi bàn. Nhưng với Chelsea – Mourinho, Drogba phải sắm vai một “target man”, phải nhận bóng trong tư thế quay lưng với khung thành đối phương nhiều hơn, phải là một điểm “hút bóng” và tạo ra khoảng trống cho các vệ tinh xung quanh. 
 
Vai trò mới đòi hỏi Drogba phải chiến đấu nhiều hơn, va chạm tay đôi nhiều hơn trước những tay hậu vệ “hổ báo” ở Anh – vốn là thứ mà tiền đạo người Bờ Biển Ngà chưa từng trải nghiệm trước đó. Cơ thể của Drogba dĩ nhiên không thể ngay lập tức quen được với sự khắc nghiệt mới mẻ này. 
 
Mùa giải 2004/05, anh nghỉ thi đấu gần 2 tháng vì chấn thương háng (lần đầu tiên Drogba nghỉ lâu đến thế kể từ khi tới châu Âu). Hai năm đầu tiên ở Chelsea, Drogba góp mặt 55/76 trận của The Blues và thành tích ghi bàn từng mùa của anh luôn xếp sau chân sút số 1 – tiền vệ Frank Lampard.
 
***********
Chelsea vươn mình thành thế lực mới với 2 chức vô địch Premier League liên tiếp nhưng Drogba thì khó có thể vui với tình cảnh của bản thân. Không chỉ là việc không thể phát huy hết những phẩm chất tốt nhất trên sân cỏ, thứ khiến Drogba khó ở còn là bởi thái độ của truyền thông xứ sương mù và cả CĐV nhà dành cho anh.
 
Một vài tình huống “diving” kiếm phạt đền của Drogba khiến anh trở thành “kẻ phản diện” trong mắt của rất nhiều người. Đỉnh điểm chính là tháng 3/2006, trong trận Chelsea đánh bại Man City 2-0, Drogba bị chính các CĐV nhà la ó vì pha “ăn vạ” sau tình huống tác động của hậu vệ đội khách Richard Dunne. Trận ấy, Drogba là tác giả của cả 2 pha lập công và được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất!
 
“Nếu tôi chơi tệ, tôi đáng bị chỉ trích. Nhưng đằng này, tôi tin rằng mình đã thể hiện tốt, đã chơi bóng với hơn 100% trí-lực và hết mình vì màu cờ sắc áo, tại sao lại la ó tôi. Thái độ của họ (một bộ phận CĐV Chelsea) làm tôi tổn thương vô cùng” – phát biểu của Drogba với Guardian sau trận đấu nêu trên.
 
Sau đó, Drogba hơn một lần công khai thừa nhận anh “không cảm thấy hạnh phúc tại Chelsea bất chấp toàn đội đang đi đúng hương và gặt hái được thành công”. Nói với The Athletic, Drogba-của-hiện-tại không hề phủ nhận điều này: 
 
“Sự thực đúng là như vậy. Tôi muốn rời đi, muốn thoát khỏi đủ thứ áp lực vô lý và rắc rối ở nơi này (Chelsea). Tôi muốn đến một CLB mà ở đó tôi có thể chơi bóng với tâm lý thoải mái nhất. Ưu tiên của tôi lúc đó là gia nhập AC Milan, hoặc ít nhất cũng phải là 1 CLB có suất đá Champions League”.
 
Tương lai của Drogba là một câu hỏi lớn khi mùa giải 2005/06 khép lại. Giữa việc ở lại Stamford Bridge và chia tay Chelsea, Drogba nghiêng về phương án thứ hai. Nhưng cuộc chia tay đã không xảy ra. Tất cả là nhờ Frank Lampard!
“Sau khi kết thúc chiến dịch VCK World Cup 2006, tôi có kì nghỉ ngắn cùng gia đình tại Marrakech (kinh đô du lịch của Morocco - ND). Một ngày nọ, tôi nhận được tin nhắn từ Franky” – Drogba kể. “Với tôi đó là… điều vô cùng kì lạ. Vì hai năm là đồng đội ở Chelsea, tôi nhớ là chúng tôi thậm chí còn chưa từng một lần nhắn tin cho nhau. 
 
“Nội dung tin nhắn của Franky hôm ấy cho đến giờ tôi vẫn nhớ nhin in: “Hi D.D, tớ thực sự hi vọng là cậu sẽ ở lại. Vì cậu và tớ, chúng ta còn nhiều đỉnh cao phải cùng nhau chinh phục. Những danh hiệu Premier League phía trước, và cả Champions League nữa”. Tôi cứ thế, nhìn chòng chọc vào màn hình điện thoại và mắt bắt đầu nhòe đi”.
 
“Đó là ngày tôi thực sự được giải thoát. Từng câu từng chữ trong tin nhắn của Franky quả thực đã chắp cho tôi “đôi cánh” để bay ra khỏi đám mây mù ẩn ức. Bởi nó khiến tôi hiểu rằng, ít nhất tại Chelsea vẫn có người chờ đợi tôi, trân trọng tôi và đánh giá cao tôi”.
 
Didier Drogba và định mệnh màu xanh Chelsea (P1) hình ảnh gốc 3
 
 
Lược dịch: Drogba and destiny: From Stamford Bridge boos to Chelsea’s greatest (The Athletic)
Terry và Drogba đã khóc sau khi Mourinho rời Chelsea
Theo cựu cầu thủ The Blues, Steve Sidwell thì Didier Drogba, John Terry và Frank Lampard đã không giấu nổi cảm xúc sau khi HLV Jose Mourinho rời Chelsea vào...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Xavi ở lại Barcelona: Giá trị của tình yêu

Tình yêu là thứ quyết định việc Xavi chọn ở lại Barca và cũng là thứ khiến CLB xứ Catalan luôn muốn giữ chân nhà cầm quân 44 tuổi, dù trước đó, ông từng tuyên bố sẽ ra đi sau khi mùa giải 2023/24 hạ màn.

Jamal Musiala và giấc mơ từ những vũ điệu Latin

Cuộc phỏng vấn độc quyền trên tờ MARCA sẽ phần nào giúp những người hâm mộ hiểu rõ hơn về cuộc sống của Jamal Musiala cũng như lời hẹn ước chuyển tới La Liga chơi bóng trong tương lai không xa.

Nghịch lý Nicolas Jackson

“Hôm nay, Jackson vừa cầu thủ xuất sắc nhất vừa là cầu thủ tệ nhất trên sân - điều mà tôi chưa từng thấy trong bất kỳ trận đấu nào trước đây”, cựu danh thủ hiện đang làm việc tại Talksport - Stuart Pearce đã bình luận như thế về màn trình diễn của Nicolas Jackson trong thất bại 0-1 của Chelsea trước Man City ở bán kết FA Cup.

X
top-arrow