Thứ Năm, 23/05/2024Mới nhất
Zalo

Chuyện phiếm siêu "dị" sau vụ Uruguay đăng cai World Cup 1930

Thứ Tư 21/05/2014 06:53(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Ngoài bao đi lại, ăn, ở thì Uruguay bị nghi là đã sử dụng tới nhiều chiêu trò khác mới xin được quyền đăng cai World Cup 1930.

Những năm 30, thế giới mới chỉ có sóng radio để truyền thông vậy mà FIFA đã đưa ra một quyết định táo bạo: Tổ chức giải bóng đá cho các ĐTQG toàn thế giới. Các thành viên FIFA rất sôi nổi bàn bạc. Ai cũng muốn có được vinh dự đăng cai giải đấu này.

 

Hà Lan tuyên bố sẽ tặng hoa tu-líp cho tất cả vợ và bạn gái cầu thủ. TBN lại muốn cung cấp các trận đấu bò miễn phí. Italia thì quyết định miễn phí pizza và mỳ ống cho các đội tuyển. Thụy Điển hứa hẹn tặng vé tour “Bắc Âu quyến rũ” cho mỗi cầu thủ. Những ưu đãi được các nước đặt ra ngày càng nhiều và càng kì dị, đến món quà tặng kèm là 2 cân tã giấy cũng được các liên đoàn đưa ra.

Khi mà cuộc tranh luận tưởng như không thể kết thúc, đại biểu Uruguay lên tiếng: “Các vị lằng nhằng quá, cứ tổ chức ở Uruguay đi, chúng tôi sẽ bao trọn tiền ăn ở đi lại cho tất cả các đội”. Cả hội trường im bặt. Mọi người đều nhìn vào vị đại biểu, có những ánh mắt nghi ngại. Thấy có vẻ chưa ăn thua ông này tiếp tục: “Chúng tôi sẽ xây 1 SVĐ mới to, hoành tráng, chỉ để đá World Cup. Thế nào quý vị đã thông chưa?”.

Nỗ lực của vị đại biểu vẫn không ăn thua, tranh cãi tiếp diễn. Có lẽ Uruguay chưa chắc đã thành chủ nhà World Cup nếu không có một sự kiện bất ngờ xảy ra. Đó là buổi tối sau cuộc họp đầu tiên của FIFA, ngài Phó chủ tịch nhận được 1 bức thư. Ngày hôm sau, ngài quyết liệt ủng hộ Uruguay, đến mức không ai tin chỉ mới hôm trước đây là một trong những người phản đối nhất.

Chẳng ai biết bức thư viết gì, nhưng người đưa thư nói rằng anh ngửi thấy mùi thơm và hình như, có cả vết son môi trên đó. Dư luận tin chắc rằng chủ nhân bức thư là một nữ minh tinh người Mỹ, vốn là tình nhân cũ của ngài Phó chủ tịch. Hai người sẽ hẹn nhau ở Nam Mỹ, nơi xa lánh báo giới, để thoải mái bên nhau và World Cup ở Uruguay là một cái cớ lý tưởng. Sau đó thì Uruguay trở thành nước chủ nhà, còn tâm nguyện của ngài Phó chủ tịch có thành hay không, chỉ mình ông và cô nàng kia biết.

Uruguay bắt tay vào xây dựng SVĐ khổng lồ 95000 chỗ ngồi mang tên Centenario. Họ cũng chuẩn bị sẵn các cơ sở vật chất cho các đội tuyển. Nhưng các đội tuyển châu Âu lại đổi ý, việc phải đi tàu thủy mất vài tuần sang Nam Mỹ đá giải làm họ ngại không muốn đi. Mất bao nhiêu công sức nài nỉ, những lời hứa hẹn về các màn hưởng thụ, các bãi biển nóng bỏng, bốn đội Pháp, Bỉ, Nam Tư, Romania mới đồng ý tham dự giải. Với tinh thần đoàn kết – tiết kiệm – thương nhau mà sống, 3 đội Pháp, Bỉ, Romania đã đi chung một con tàu tên Conte Verde sang Uruguay.

Sau vài tuần đằng đẵng trên biển, các đội tuyển châu Âu cuối cùng đã đến được địa điểm thi đấu. Cùng với 9 đội bóng của châu Mỹ, họ đã cùng nhau tạo nên kỳ World Cup đầu tiên. Lần đầu đến Nam Mỹ, các cầu thủ vô cùng choáng với sự nóng bỏng của các cô gái nơi đây. Trái với châu Âu, ở Uruguay phụ nữ rất vui vẻ và phóng khoáng.

Trên khán đài, ngoài sân, đường phố, các chàng trai Pháp, Bỉ hay Nam Tư luôn phải lác mắt. Các bãi biển thì thôi rồi, vô cùng rực rỡ và đầy sức sống. Những ngày đầu các cầu thủ ăn chơi thỏa thích ở khắp nơi. Lo lắng các cầu thủ sẽ dính bẫy của các cô nàng Nam Mỹ, các đội tuyển đã ra lệnh cấm trại. Nhưng đến cả thủ môn của nước chủ nhà còn trèo tường ra ngoài đi nhà thổ thì ai cũng lờ mờ đoán ra chuyện gì xảy ra phía sau lệnh cấm ấy.

Thậm chí, nước chủ nhà còn đưa cả CĐV vào tặng hoa để các đối thủ mất tập trung. Và cuối cùng họ đã thành công, World Cup đầu tiên kết thúc suôn sẻ, Uruguay lên ngôi vô địch.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X