Trung Quốc với World Cup 2018: Kẻ hưởng lợi lớn nhất?

Trung Quốc có thể trở thành kẻ chiến thắng sau cùng tại World Cup 2018, khi các doanh nghiệp của họ bắt đầu có những bước đi đầy toan tính bằng cách bắt tay với FIFA.

Khi World Cup 2018 ngày càng đến gần, cả thế giới dồn ánh mắt về Nga. Nhớ lại năm 2009 khi còn vận động giành quyền đăng cai, bối cảnh nước Nga đã thay đổi quá nhiều: Dimitry Medvedev khi ấy là Tổng thống, giá dầu cũng cao hơn, các biện pháp trừng phạt về kinh tế lúc bấy giờ vẫn chưa bị phương Tây áp đặt.
 
Trung Quốc với World Cup 2018 Kẻ hưởng lợi lớn nhất hình ảnh
Các doanh nghiệp Trung Quốc với World Cup 2018 đồng hành trong tư cách nhà tài trợ lớn nhất.

Gần mười năm, mọi thứ thay đổi chóng mặt: Vladimir Putin một lần nữa đứng trên đỉnh cao quyền lực, Crimea cũng trở lại nước Nga, can thiệp vào chiến tranh ở Syria,... Căng thẳng với phương Tây dẫn tới lời kêu gọi tẩy chay từ Anh và một số quốc gia đẩy World Cup 2018 trở thành một trong những giải đấu thể thao gây tranh cãi nhiều nhất.  
 
Những rắc rối trước thềm World Cup 2018 liệu có ảnh hưởng đến những toan tính của người Nga?
 
Theo trang chủ của FIFA, chủ nhà Nga chỉ thu hút được hai nhà tài trợ trong nước là Alfa Bank và Rostelecom. So với World Cup 2014, Brazil rõ ràng thu hút được nhiều hơn hẳn khi có đến 6 doanh nghiệp trong nước tài trợ. Dù vậy, điều này không phải vấn đề quá lớn khi World Cup 2018 được hỗ trợ bởi Quỹ Liên bang. 
 
Nhưng FIFA muốn Nga thu hút nhiều nhà tài trợ hơn, đơn giản bởi họ cần lấp đầy ngân quỹ sau những bê bối tham nhũng. Thêm vào đó trong những năm gần đây, FIFA gặp đôi chút rắc rối khi một số nhà tài trợ không còn mặn mà bắt tay với cơ quan quyền lực nhất, cũng gặp nhiều tai tiếng nhất của bóng đá thế giới những năm qua.
 
Điển hình là việc Sony và Emirates không còn đồng hành cùng FIFA nữa. Vì vậy, FIFA càng mong đợi nhận được nhiều hợp đồng tài trợ hơn từ World Cup 2018. Tiếc là chỉ có hai doanh nghiệp ở Nga mặn mà bắt tay với FIFA, phần còn lại không hứng thú một phần bởi những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
 

Trung Quốc hưởng lợi?
 

Việc mất đi một số đối tác truyền thống, cùng với việc các tập đoàn ở Nga không mặn mà bắt tay khiến FIFA buộc phải buông ánh mắt đến phương đông, nơi Trung Quốc chưa bao giờ giấu giếm tham vọng. Mất đi hai đối tác lớn, FIFA có thêm đến 4 bản hợp đồng với những đối tác giàu có chẳng kém từ phương Đông: Wanda, Hisense, Vivo và Mengniu.
 
Cac doanh nghiep Trung Quoc voi World Cup 2018 di nhung buoc day toan tinh.
Các doanh nghiệp Trung Quốc với World Cup 2018 đi những bước đầy toan tính.

Đó đều là những tập đoàn tầm cỡ quốc tế của Trung Quốc. Năm 2015 khi kết quả cuộc bầu cử Chủ tịch FIFA 2015, tỷ phú Wang Jianlin - ông chủ của tập đoàn Wanda - ngồi ngay bên cạnh người thắng cuộc Sepp Blatter khi kết quả được công bố. Ngay cả khi Blatter rời nhiệm sở vì bê bối tham nhũng, người kế nhiệm Gianni Infantino vẫn quyết định bắt tay với Wanda - vì lợi ích của đôi bên. 
 
Kể từ thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc liên tục bắt tay với FIFA để trở thành đối tác tài trợ cho World Cup, một trong những doanh nghiệp tích cực nhất là Vivo. Tập đoàn này được cho là ký gói tài trợ 500 triệu USD với FIFA, trở thành một trong những đối tác tài trợ lớn nhất thế giới. 
 
Tất cả những điều này đến từ kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập lên kế hoạch giúp Trung Quốc vô địch World Cup 2050, đồng thời muốn đưa World Cup về quốc gia đông dân nhất thế giới càng sớm càng tốt. Ảnh hưởng từ đồng tiền của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn khiến FIFA phải cân nhắc một số kế hoạch trong tương lai.
 
Về mặt kinh tế, bốn tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng không ngẫu nhiên đồng hành cùng FIFA. World Cup 2018 dù bị phương Tây đánh giá thấp nhưng bù lại, ở những thị trường tiềm năng như Nam Mỹ hay châu Á, người hâm mộ nơi đây vẫn rất quan tâm đến giải đấu bốn năm mới có một lần.
 
Trung Quoc co the tro thanh nguoi no nu cuoi sau cung tai World Cup 2018.
Trung Quốc có thể trở thành người nở nụ cười sau cùng tại World Cup 2018.

Wanda trở thành đối tác lớn của FIFA thông qua tài trợ quảng cáo cho thương hiệu du thuyền Sunseeker, cũng như công ty truyền thông "Infront Sport and Entertainment". Trong khi đó Vivo đang hướng đến thị trường Ấn Độ. Các doanh nghiệp của Trung Quốc muốn thông qua World Cup 2018 quảng bá sản phẩm ra toàn thế giới.
 
Mục tiêu chung của họ là trở thành những thương hiệu có khả năng "ngồi chung mâm" với những thương hiệu toàn cầu như Coca-Cola, McDonald’s, Budweiser hay Visa. "Cuộc chiến" giữa Nga và phương Tây khiến World Cup 2018 càng trở nên đáng chú ý hơn.
 
Và Trung Quốc được hưởng lợi trực tiếp giữa mâu thuẫn đó. Dù đội tuyển của họ chẳng có suất đến Nga hè này.

World Cup 2018: Khi bầu không khí chính trị lấn át bóng đá
World Cup 2018 là một trong những sự kiện bóng đá lớn hiếm hoi trong lịch sử bị ảnh hưởng lớn bởi chính trị, khi còn rất nhiều tranh cãi nổ ra dù giải đấu chỉ...
Như Đạt (TTVN)
 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Mane sẽ bỏ lỡ World Cup 2022

Mane sẽ bỏ lỡ World Cup 2022

Theo L'Equipe, tiền đạo Sadio Mane sẽ không kịp bình phục dự World Cup 2022 cùng ĐT Senegal sau chấn thương đầu gối gặp phải mới đây.

Varane báo tin vui cho ĐT Pháp

Varane báo tin vui cho ĐT Pháp

Quá trình hồi phục chấn thương thuận lợi hơn nhiều so với dự kiến, trung vệ Raphael Varane hoàn toàn có thể kịp bình phục chấn thương để dự World Cup 2022.

Messi dính chấn thương

Messi dính chấn thương

Lionel Messi đã dính chấn thương gót chân và không có tên trong danh sách đăng ký thi đấu của PSG ở cuộc đối đầu Lorient tại vòng 14 Ligue 1 2022/23.